Trong quá trình mở đất, lưu dân phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức từ rừng sâu, nước độc. Trong đó, loài cọp được xem là một thế lực tự nhiên đã được người dân thần thánh hóa trong tín ngưỡng dân gian.
Tín ngưỡng thờ cọp
Tục thờ Cọp hay tín ngưỡng thờ Hổ là sự tôn sùng, thần thánh hóa loài hổ cùng với việc thực hành hoạt động thờ phượng hình tượng hổ bằng các phương thức khác nhau được phổ biến ở một số quốc gia châu Á, đặc biệt là những quốc gia có hổ sinh sống.
Theo quan điểm dân gian, hổ chính là sức mạnh thiên nhiên vừa gần gũi và là tai họa đối với con người, chính vì vậy mà con người thờ hổ để cầu an. Ở đây, hổ được con người thờ phụng với vị thế là thần khai tổ, thần giám hộ, thần hộ mệnh, thần hộ môn, thần vệ đạo, với tâm thế này, nó được coi là phúc thần (thần may mắn).
Những hình thức thờ phụng loài hổ có sự đa dạng ở các quốc gia, cộng đồng người ở khắp nơi thuộc châu Á và gắn liền với truyền thống văn hóa của từng vùng miền. Nhiều nơi khác hổ được thờ phụng trong những không gian vật thể tín ngưỡng như đình, đền, miếu, chùa, bàn thờ thông qua những nghi thức cúng tế, tranh thờ, tượng thờ và mỹ thuật tâm linh. Nhưng nhìn chung, dù ở vùng đất nào, cộng đồng nào thì loài hổ cũng ngự trị với một vị thế tâm linh khả kính và hằn sâu trong tâm thức văn hóa từng vùng.
Để được tôn sùng và thờ phượng ở nhiều nơi với vị trí trang trọng và cao nhất trong giới động vật, hổ chiếm những vị trí và hình ảnh trong tâm linh, tín niệm của nhiều người. Nhiều dân tộc tôn sùng hổ vì xem hổ là thần khai tổ của mình, nhiều cộng đồng dân cư thờ hổ như một vị thần cai quản, một số tôn giáo xem hổ như vị hộ pháp, vệ đạo, bên cạnh đó, nhiều cư dân vì kinh sợ trước sự phá hoại của hổ mà tôn thờ như một niềm trấn an tâm linh mong được bình an.
Nói chung, là con vật dũng mãnh nhất trong các loài thú, hổ trở thành một tập thành các tín lý đa nghĩa. Tùy theo từng khuôn mẫu văn hóa–tín ngưỡng khác nhau, nó biểu thị tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực.
Miếu 3 ông Cọp Núi Sam
Cũng bắt nguồn từ tục tín ngưỡng, vùng đất Nam Bộ xưa nổi tiếng là miệt “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”, An Giang với miền Thất Sơn hùng vĩ vốn được xem là giang sơn của loài cọp trong quá khứ, Cáp treo Núi Sam cho xây dựng Miếu 3 ông cọp với nhiều ý nghĩa vừa an dân vừa mong cầu vùng đất linh thiêng mang lại điềm lành chấn giữ cho người dân.
Người xưa tin rằng trong 7 ngày tết, Thần Bạch Hổ hiển linh để bảo vệ dân làng, giữ gìn bờ cõi, không cho heo, nai phá hoại mùa màng. Nhớ ơn ân huệ ấy, dân làng thường cất miễu sơn quân thờ thần Bạch Hổ.
Với niềm tôn kính loài hổ, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, nhiều gia đình người Việt còn thờ "Ông Ba mươi". Vào những ngày rằm, du khách thập phương có dịp đến lễ Chùa Bà Chúa Xứ mùng một hoặc lễ chạp, ngoài hương hoa, còn cúng một miếng thịt heo sống trên bàn thờ "Ông hổ". Trong ngày Tất niên (cùng thời điểm với ngày 30 Tết), Cáp treo Núi Sam thường làm mâm cỗ tại Miếu 3 ông cọp. Lễ vật gồm chè, xôi, que, hột, tợ, thêm một con gà trống luộc nguyên con hai chân tréo ngược ra sau lưng, có cả một xấp giấy hồng đơn in hình ông Cọp trông dữ dằn. Còn ngày Mồng Bốn Tết sau khi cúng đốt giấy tiễn đưa ông bà, cúng Ông Hổ với lòng tin là ông cọp sẽ trấn giữ về mặt tâm linh cho mọi người.
“Với mong muốn sâu sát trong đời sống tín ngưỡng của nhiều người, Miếu 3 Ông Cọp Núi Sam cũng có ý nghiã riêng của mình, linh thiêng, có thờ có thiêng có kiêng có lành, quan trọng là xuyên suốt được sứ mệnh “an lành và bình an” cho mọi người mọi ngày khi đã đến cầu khẩn xin”- Bà Nguyễn Thị Hương Ngân, Giám đốc Cáp treo Núi Sam chia sẻ.
Ngày 12/2/2022, Khu du lịch tâm linh Cáp treo Núi Sam chính thức đi vào hoạt động sau 5 năm xây dựng và vận hành thử nghiệm. Với nhiều hoạt động, công trình tín ngưỡng giúp người dân thuận tiện trong việc lễ Chùa đầu năm. Trong đó, đáng để chiêm bái có tượng Phật ngọc nguyên khối cao hơn 2,5m nặng hơn 3 tấn; Miếu 3 Ông Cọp linh thiêng; Đền Dược Sư; Chùa Một Cột… Và các dịch vụ khác thuận lợi cho du khách thập phương. |
Thu Hồng