shunshine group

Chuẩn hóa công cụ hạch toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA) theo ISO 14051:2011

20/04/2023 19:38

MFCA giúp doanh nghiệp giảm chất thải tạo ra và giảm chi phí tái chế, xử lý chất thải. Giảm việc phát sinh chất thải đồng nghĩa với giảm lượng nguyên vật liệu đầu vào, tiết giảm chi phí nguyên vật liệu, từ đó giảm sự tác động môi trường trong ngành sản xuất công nghiệp. 

Các doanh nghiệp đã và đang không ngừng đổi mới, áp dụng nhiều công cụ quản lý để phát triển bền vững và giảm thiểu sự tác động đến môi trường từ các hoạt động sản xuất. Trong thực tế, các phương pháp quản lý dòng nguyên vật liệu theo định mức truyền thống vẫn còn kém hiệu quả, do chưa đo lường được chính xác lượng hao phí trong quá trình sản xuất.

MFCA là gì ?

Hạch toán chi phí dòng nguyên vật liệu (Material flow cost accounting – MFCA) là một việc tất yếu để quản lý tốt dòng nguyên vật liệu, nhằm đóng góp vào việc giảm thiểu chất thải, khí thải và phế phẩm, kiểm soát tốt chi phí mang lại lợi ích về kinh tế cho doanh nghiệp, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp.

MFCA đã được phát triển thành tiêu chuẩn quốc tế ISO 14051, chính thức ban hành vào năm 2011, phiên bản ISO 14051:2011. Năm 2013, ISO 14051:2011 đã được xây dựng thành tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và được ban hành năm 2013 - “TCVN ISO 14051:2013 - Quản lý môi trường – Hạch toán chi phí dòng vật liệu – Khuôn khổ chung”.

Nguyên lý của MFCA

8e9b46c02d91f2cfab80-1681992997.jpg

Hiểu biết về sử dụng năng lượng và dòng nguyên liệu (Điều 4.2.1, TCVN ISO 14051:2013):

Dòng nguyên liệu phải được truy nguyên/ truy tìm nhằm tạo ra mô hình dòng nguyên liệu thể hiện ra sự dịch chuyển của các vật liệu và sử dụng năng lượng cho tất cả các trung tâm định lượng mà ở đó các vật liệu được lưu giữ, bảo quản và xử lý, được sử dụng hoặc chuyển đổi (ví dụ: các quá trình lưu giữ, sản xuất và các hoạt động quản lý chất thải)

 Liên kết số liệu vật lý và tiền tệ (Điều 4.2.2, TCVN ISO 14051:2013):

Việc ra quyết định về môi trường và tài chính trong phạm vi một tổ chức cần phải được liên kết với nhau bằng việc thu thập dữ liệu về các đại lượng vật lý của việc sử dụng năng lượng và vật liệu và dữ liệu về các chi phí liên quan. Hai loại dữ liệu này phải được tích hợp rõ ràng thông qua mô hình dòng nguyên liệu.

Đảm bảo độ chính xác, sự hoàn thiện và tính tương quan của dữ liệu vật chất (Điều 4.2.3, TCVN ISO 14051:2013):

Dữ liệu vật lý về dòng nguyên liệu phải được thu thập theo các đơn vị đo một cách nhất quản hoặc có đủ các hệ số chuyển đổi để dữ liệu sau đó có thể được đổi sang đơn vị đo thông thường, ưu tiên đơn vị khối lượng phục vụ mục đích phân tích và so sánh. Những dữ liệu này cần phải được dùng để cân bằng dòng đầu vào và đầu ra nhằm xác định xem liệu có bất kỳ gián đoạn đáng kể nào trong dữ liệu hay không.

Chi phí ước tính và chi phí qui ra cho sự tổn thất vật liệu (Điều 4.2.4, TCVN ISO 14051:2013):

Tổng chi phí gây ra do liên quan và/ hoặc do tổn thất vật liệu cần được ước tính chính xác và sát với thực tế, và những chi phí này cần phải được gán cho các tổn thất vật liệu mà đã phát sinh ra chi phí, không gán cho các sản phẩm.

so-do-1681993171.png

Mô hình dòng nguyên liệu cho một quá trình trong phạm vi ranh giới MFCA

Các bước triển khai áp dụng MFCA theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14051:2013

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

  • Bước 1: Thông báo của Lãnh đạo cao nhất về quyết định thực hiện áp dụng MFCA (Điều 6.2, TCVN ISO 14051:2013)
  • Bước 2: Tiến hành đào tạo nhận thức về MFCA (Điều 6.3, TCVN ISO 14051:2013)
  • Bước 3: Thành lập Ban điều hành/nhóm dự án (Điều 6.3, TCVN ISO 14051:2013)
  • Bước 4: Xác định phạm vi áp dụng (Điều 6.4, điều 6.5, TCVN ISO 14051:2013)

Giai đoạn 2: Thu thập số liệu. Xác định lãng phí dòng nguyên liệu

  • Bước 5: Đào tạo kỹ thuật dành cho nhóm cải tiến (Điều 6.6, TCVN ISO 14051:2013)
  • Bước 6: Tập hợp và cập nhật các thông tin, dữ liệu (Điều 6.7, TCVN ISO 14051:2013)
  • Bước 7: Tính toán chi phí, xác định lãng phí dòng nguyên liệu (Điều 6.8, TCVN ISO 14051:2013)
  • Giai đoạn 3: Thực hiện - Kiểm tra
  • Bước 8: Nhận biết những yêu cầu cải tiến (Điều 6.9, điều 6.10, TCVN ISO 14051:2013)
  • Bước 9: Lập kế hoạch cải tiến cụ thể
  • Bước 10: Lựa chọn và thực hiện các giải pháp cải tiến (Điều 6.11, TCVN ISO 14051: 2013)
  • Bước 11: Đánh giá tác động của việc cải tiến

Giai đoạn 4: Tổng kết - Đánh giá - Duy trì

  • Bước 12: Đánh giá hiệu quả trước và sau khi áp dụng MFCA
  • Bước 13: Duy trì hoạt động cải tiến

Lợi ích có được từ việc áp dụng MFCA

4-dao-tao-tai-doanh-nghiep-1681994080.jpg
Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 (SMEDEC 2) đã đã hướng dẫn, tư vấn MFCA cho gần 100 doanh nghiệp doanh nghiệp trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất như thực phẩm, gỗ, chế biến thủy hải sản, nhựa, cơ khí, cơ điện, bao bì, ...

MFCA được xem là một công cụ giúp doanh nghiệp nhận ra được sự hòa hợp giữa tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác động môi trường, tăng hiệu quả sản xuất thông qua đầu tư chính xác. Áp dụng MFCA, doanh nghiệp có thể xác định tổn thất bằng định lượng vật lý và giá trị tiền tệ, phát hiện được lượng tổn thất “ẩn”, làm cho tổn thất “có thể quan sát thấy” và nhận thấy sự cần thiết để cải tiến.

MFCA giúp doanh nghiệp giảm chất thải tạo ra và giảm chi phí tái chế, xử lý chất thải. Giảm việc phát sinh chất thải đồng nghĩa với giảm lượng nguyên vật liệu đầu vào, tiết giảm chi phí nguyên vật liệu, từ đó giảm sự tác động môi trường trong ngành sản xuất., từ đó làm giảm sự tác động môi trường trong ngành sản xuất công nghiệp. 

truoc-sau-1681992967.png
Chiều dài và rìa ba vớ trước và sau cải tiến đã giúp Công ty TNHH MTV Bén Linh giảm nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo tính năng và chất lượng của sản phẩm

Từ năm 2013 đến năm 2020, trong Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng SPHH của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 (SMEDEC 2) đã đã hướng dẫn, tư vấn MFCA cho gần 100 doanh nghiệp doanh nghiệp trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất như thực phẩm, gỗ, chế biến thủy hải sản, nhựa, cơ khí, cơ điện, bao bì, ... Các doanh nghiệp tham gia nhiệm vụ thông qua phương pháp MFCA, đã tìm được nguyên nhân gây lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, từ đó đưa ra một số biện pháp phù hợp để loại bỏ lãng phí, tiết kiệm được chi phí trong sản xuất.

Thông tin liên hệ:

Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 (SMEDEC 2) hiện đang được Bộ Khoa học và Công nghệ - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giao chủ trì nhiệm vụ “Hướng dẫn áp dụng MFCA cho doanh nghiệp tại khu công nghiệp” thuộc Chương trình Quốc gia Năng suất Chất lượng 1322.

MFCA có thể được ứng dụng cho mọi ngành có sử dụng vật liệu và năng lượng, kể cả các ngành công nghiệp khai thác, sản xuất, dịch vụ với mọi loại hình và quy mô lớn hoặc nhỏ.

Quý Doanh nghiệp quan tâm có thể đăng ký tại https://bit.ly/phieudangkyNCSL hoặc liên hệ với Trung tâm SMEDEC 2 theo số điện thoại (028) 38248866 để được biết thêm chi tiết.

 

 

Phạm Minh Chi
Bạn đang đọc bài viết "Chuẩn hóa công cụ hạch toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA) theo ISO 14051:2011" tại chuyên mục Doanh nghiệp. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0937636383hoặc gửi về địa chỉ email (nhipsongdothi.vn@gmail.com).  
#hungthinh