Ví dụ, hút thuốc là một yếu tố rủi ro chính đối với bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và Bệnh viêm ruột mạn tính (IBD). COPD là một tình trạng viêm nhiễm của hệ hô hấp đòi hỏi phải thường xuyên đến phòng khám và bệnh viện do các đợt cấp tính [1].
TẢI FILE PDF TẠI ĐÂY: Tiềm năng của probiotic trong việc cải thiện sức khỏe người bị bệnh phổi – PDF
Do tính phổ biến của bệnh, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, bệnh phổi đã trở thành một vấn đề sức khỏe lớn trên toàn thế giới [2]. Gánh nặng toàn cầu của COPD được ước tính là 4-5% và được dự đoán là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trên toàn thế giới [3]. Trong các nghiên cứu gần đây, người ta cho rằng chế độ ăn uống và chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột và các chất chuyển hóa của chúng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch niêm mạc của phổi. Men vi sinh (Probiotic) đã được miêu tả là “các vi khuẩn có lợi, khi được dùng với lượng phù hợp sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho cơ thể con người” [4].
Probiotic được mô tả là “các vi khuẩn sống và khi được sử dụng với lượng thích hợp sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho con người”. Probiotic có thể phát huy tác dụng đa hướng, giữ vai trò thiết yếu trong hệ vi sinh nơi chúng phát huy tác dụng kháng khuẩn trực tiếp bằng cách cạnh tranh với mầm bệnh và gián tiếp bằng cách tăng cường các hàng rào bảo vệ đường ruột. Đã có những nghiên cứu về việc chế độ ăn uống và dinh dưỡng ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật và tương tác với hệ thống miễn dịch để cải thiện sức khoẻ ruột, ví dụ như liệu pháp men vi sinh, theo đó hệ vi sinh vật của bệnh nhân khoẻ mạnh được sử dụng ở người mắc các bệnh viêm nhiễm [5]. Ngoài ra, men cũng có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch ở tại chỗ và toàn thân của cơ thể. Thực tế là điều trị với men vi sinh giúp giảm bớt phản ứng viêm trong phổi và bằng chứng là những phát hiện đáng khích lệ rằng sự hỗ trợ của vi khuẩn trong ruột để tăng cường phản ứng điều hoà T trong hệ hô hấp [6]. Hầu hết các chế phẩm này có chứa vi khuẩn sản xuất axit lactic (Lactic acid bacteria, ví dụ: Lactobacillus, Streptococcus, Bifidobacterium và Enterococcus sp.) hoặc các chủng vi khuẩn không gây bệnh như Saccharomyces boulardii. Giả thuyết về hệ vi sinh vật rằng việc sử dụng kháng sinh đã dẫn đến những rối loạn của hệ vi sinh vật đường ruột và làm phá vỡ cơ chế điều hoà miễn dịch tự nhiên thông qua trung gian vi sinh vật ở niêm mạc dẫn đến tăng khả năng mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn. Giả thuyết này cung cấp cơ sở lý luận cho việc dùng chế phẩm vi sinh với mục đích tăng cường chức năng hệ miễn dịch và điều trị bệnh.
Personalized precision probiotics (tạm dịch: Chuẩn hóa men vi sinh cá nhân) là liệu pháp nghiên cứu và sử dụng Probiotics – Men vi sinh (hay còn được gọi là chế phẩm sinh học, chất trợ sinh) để điều trị bệnh hoặc cải thiện sức khỏe. Men vi sinh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như cải thiện tiêu hóa, duy trì sức khỏe và chống lại bệnh tật. Men vi sinh chuẩn xác được cá nhân hóa nghĩa là không sử dụng một công thức chung cho tất cả. Mỗi độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe nhất định của mỗi người sẽ cần bổ sung men vi sinh khác nhau về số lượng, chủng loại, nhờ đó nâng cao hiệu quả của men vi sinh. Cơ thể của chúng ta có cơ quan hô hấp và cơ quan tiêu hóa tiếp xúc với môi trường bên ngoài liên tục, từ không khí, thực phẩm, nguồn nước… chính vì vậy mà hệ hô hấp và tiêu hóa dễ bị nhiễm độc, mất cân bằng, dẫn tới bệnh tật.
Chính vì vậy, có một sự thật không thể bàn cãi rằng: Khi hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, cơ thể của bạn sẽ khỏe mạnh, phòng ngừa được bệnh tật và nâng cao tuổi thọ.
Probiotics như một phương pháp thay thế để ngăn ngừa bệnh phổi
- Với bệnh hen suyễn
Sự gia tăng bệnh hen suyễn đang dần trở thành một vấn đề sức khoẻ toàn cầu và đáng báo động với những nơi đông dân đang trải qua quá trình đô thị hoá nhanh chóng. Trong một mô hình bệnh hen suyễn trên người, sử dụng Lactobacillus reuteri, Lactobacillus rhamnosus GG và Bifidobacterium breve làm giảm hoạt động quá mức của hệ hô hấp với các tế bào viêm như dịch rửa phế quản phế nang và viêm mô phổi [7,8]. Ngoài việc ngăn ngừa bệnh hen suyễn, chế phẩm sinh học cũng ngăn ngừa viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ và giảm dị ứng thức ăn. Trong điều trị in vivo bằng chế phẩm Mycobacterium vaccae đã qua xử lý nhiệt sẽ hình thành nên các tế bào T điều hòa (Tregs) đặc hiệu với chất gây dị ứng do đó giúp giảm viêm đường hô hấp sau dị ứng [8]. Việc điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột bằng men vi sinh giúp tăng cường chức năng bảo vệ của niêm mạc ruột làm giảm hấp thu kháng nguyên qua niêm mạc và do đó giảm các tác nhân gây dị ứng mà phổi phải tiếp nhận từ đường tuần hoàn. Ngoài ra, sự điều chỉnh trực tiếp của hệ vi sinh vật có thể xảy ra thông qua việc tạo nên các cytokine kháng viêm hoặc thay đổi chức năng đại thực bào dẫn đến giảm phản ứng dị ứng.
- Nhiễm Cúm và Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính (COPD)
Nhiễm trùng đường hô hấp, chủ yếu là do virus có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong và là nguyên nhân gián tiếp làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn. Người ta đã suy đoán rằng việc dùng các vi sinh vật có khả năng làm giảm lây nhiễm virus và do đó ngăn ngừa sự phát triển của bệnh hen suyễn. Ngoài ra, việc dùng men vi sinh có liên quan với tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi phải thở máy thấp hơn, giảm nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn khoẻ mạnh và trẻ nhỏ và giảm khả năng bị cảm cúm mãn tính. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ lối sống phổ biến nhất đối với cả bệnh sinh của COPD và ung thư phổi. COPD được biểu hiện với các triệu chứng nặng dần như khó thở tăng lên, tăng tiết đờm và tăng viêm làm suy giảm chức năng phổi [1,3]. Các đợt cấp của COPD gây ảnh hưởng về mặt tâm lý, nhiều bệnh nhân trong những đợt này có chất lượng cuộc sống thấp hơn và giảm sự tập trung, dẫn đến trầm cảm gia tăng. Hút thuốc lá làm giảm hoạt động gây độc tế bào của tế bào NK ở người thông qua giải phóng cytokine.
Hoạt động của tế bào NK ở những người hút thuốc thấp hơn so với những người không hút thuốc nhưng lượng Lactobacillus casei Shirota hấp thụ mỗi ngày có khẳ năng ngăn chặn hoạt động gia tăng chết tự nhiên của tế bào ở những người hút thuốc [9,10]. Điều này cho thấy một số chế phẩm sinh học có thể giúp ích với bệnh nhân COPD, đặc biệt là những người đã nhiễm virus thường xuyên. Đáng chú ý, một chế độ ăn uống giàu Lactobacillus plantarum ngăn ngừa bệnh ở những người hút thuốc [9].
Trong tương lai, điều quan trọng là cần biết rõ cơ chế đằng sau hoạt động của lợi khuẩn trên đường hô hấp ở những người bị bệnh. Điều này sẽ cho phép cách tiếp cận thích hợp với việc sử dụng men vi sinh trong bệnh phổi. Hiểu biết tốt hơn về hệ vi sinh vật đường ruột thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm phổi do bệnh dị ứng và ở trẻ nhỏ sẽ mang đến cơ hội lựa chọn một số chủng hoặc tổ hợp các chủng nhằm điều chỉnh phản ứng miễn dịch khi có bệnh. Những men vi sinh điều chỉnh thành phần và/hoặc hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột nên điều quan trọng là phải có kiến thức về nuôi cấy hệ vi sinh vật đường ruột, không chỉ từ các mẫu phân đã qua xử lý mà còn ngay trong mẫu mô nữa.
Tài liệu tham khảo
- Sun, Zhe, et al. “Dynamic changes of gut and lung microorganisms during chronic obstructive pulmonary disease exacerbations.” The Kaohsiung Journal of Medical Sciences 36.2 (2020): 107-113.
- Espírito Santo, Christophe, et al. “Gut microbiota, in the halfway between nutrition and lung function.” Nutrients 13.5 (2021): 1716.
- Vaughan, Annalicia, et al. “COPD and the gut-lung axis: the therapeutic potential of fibre.” Journal of thoracic disease 11. Suppl 17 (2019): S2173.
- Guarner, Francisco, et al. “World Gastroenterology Organisation Practice Guideline: Probiotics and Prebiotics-May 2008: guideline.” South African Gastroenterology Review 6.2 (2008): 14-25.
- Parvez, Suhel, et al. “Probiotics and their fermented food products are beneficial for health.” Journal of applied microbiology 100.6 (2006): 1171-1185.
- Anand, Swadha, and Sharmila S. Mande. “Diet, microbiota and gut-lung connection.” Frontiers in microbiology 9 (2018): 2147.
- Hougee, S., et al. “Oral treatment with probiotics reduces allergic symptoms in ovalbumin-sensitized mice: a bacterial strain comparative study.” International archives of allergy and immunology 151.2 (2010): 107-117.
- Feleszko, W., et al. “Probiotic‐induced suppression of allergic sensitization and airway inflammation is associated with an increase of T regulatory‐dependent mechanisms in a murine model of asthma.” Clinical & Experimental Allergy 37.4 (2007): 498-505.
- Morimoto, Kanehisa, et al. “Modulation of natural killer cell activity by supplementation of fermented milk containing Lactobacillus casei in habitual smokers.” Preventive Medicine 40.5 (2005): 589-594.
- Naruszewicz, Marek, et al. “Effect of Lactobacillus plantarum 299v on cardiovascular disease risk factors in smokers.” The American journal of clinical nutrition 76.6 (2002): 1249-1255.
Nhật Thanh