Được thực hiện bởi những kỹ thuật viên sơn chuyên nghiệp từ bộ phận McLaren Special Operations (MSO), chủ đề xuất hiện trên mẫu siêu xe McLaren 750S.
Phiên bản kỷ niệm này được hé lộ bởi Lando Norris – tay đua F1 của McLaren, Pato O’Ward – tay đua IndyCar của McLaren và Derek Beli – cựu tay đua F1 của McLaren, người từng hai lần tranh tài tại giải 24 Hours of Le Mans cùng chiếc McLaren F1 GTR. Xuất hiện trong buổi ra mắt cùng bộ ba tay đua này là ông Michael McDonagh – Giám đốc Bộ phận MSO và Xe đua thể thao tại McLaren Automotive.
Được ra mắt rộng rãi tại lễ hội xe đua thể thao hạng sang Velocity International ở Sonoma Raceway, Hoa Kỳ, chủ đề 3-7-59 là lời tri ân tuyệt với dành cho những chiến thắng của McLaren trong chuỗi chiến thắng ‘Triple Crown’ từ Indianapolis 500, Monaco Grand Prix và 24 Hours of Le Mans. Sự kiện ra mắt chính là một trong những thời khắc đáng nhớ nhất trong chuỗi kỷ niệm 60 năm thành lập thương hiệu McLaren kể từ 1963.
Để hoàn thành chủ đề sơn kỷ niệm này, thương hiệu McLaren đã mất hơn 1.200 giờ sơn để khoác lên sáu chiếc xe 750S, bao gồm hai phiên bản coupe và Spider. Tất cả sáu chiếc đều đã được đặt hàng.
Ông Michael Leiters, Giám đốc Điều hành McLaren Automotive, chia sẻ về chủ đề đặc biệt trên 750S: “Để chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập của McLaren, McLaren phản ánh di sản của mình trong việc luôn thúc đẩy những giới hạn, cả ở lĩnh vực xe đua thể thao và sự xuất sắc trong những mẫu supercar và hypercar trong những năm gần đây. Chủ đề sơn 3-7-59 được truyền cảm hứng từ cả hai lĩnh vực, nó chính là sự thể hiện của hiệu suất vượt trội nhằm vinh danh cho thành công Triple Crown của McLaren. Dự án thử thách nhất từng được McLaren Special Operations (MSO) thực hiện này chính là chuyên môn cực kỳ trong kỹ thuật sơn hàng đầu trong ngành của McLaren, được thực hiện trên một mẫu siêu xe mang chuẩn mực mới trong phân khúc”.
Tên gọi của chủ đề 3-7-59 gắn liền với số hiệu đua mà những chiếc xe McLaren giành chiến thắng trong từng cuộc tranh tài của chiến thắng Triple Crown: số 3 trên mẫu M16D trong cuộc đua Indy 500 do Johnny Rutherford cầm lái vào năm 1974, số 7 trên chiếc McLaren MP4/2 do Alain Prist chiến thắng tại Monaco năm 1984 và số 59 trên chiếc McLaren F1 GTR giành chiến thắng trong giải Le Mans năm 1995 do Yannick Dalmas, Masanori Sekiya và JJ Leto điều khiển.
Tương tự như những chiếc xe phi thường đã giành chiến thắng ở các cuộc đua và đạt thành tựu Triple Crown mang tính biểu tượng, chủ đề 3-7-59 cũng phản ánh màu sắc của ba chiếc xe đã giành chiến thắng để từ đó kết hợp chúng lại thành một bức tranh ghép sống động, tác phẩm mang những chi tiết minh họa về cả ba cuộc đua và những chiếc xe đã giành chiến thắng.
Chủ đề 3-7-59 là sự nâng tầm cho khả năng ứng dụng nước sơn của McLaren, đây là sự kết hợp của hơn 20 màu sắc để tạo nên một ngoại thất nổi bật. Để đạt được chiều sâu và độ chi tiết đáng kinh ngạc trên mỗi chiếc xe, các kỹ thuật viên sơn tại bộ phận MSO đã rút ra kinh nghiệm tổng hợp từ hàng thập kỷ và các kỹ thuật từng được phát triển để ứng dụng cho những mẫu xe độc nhất từng được tạo ra trước đó cho các khách hàng ủy thác trước đây.
Câu chuyện của Triple Crown thông qua chủ đề 3-7-59 bắt đầu ngay cả trước khi người cầm lái bước vào bên trong. Đó là chiếc chìa khóa mang trên mình tác phẩm nghệ thuật được vẽ bằng tay mô phỏng ngoại hình đa sắc màu của chiếc xe. Phần đầu xe lấy cảm hứng từ ngoại hình trắng và đỏ của chiếc MP4/2, đi cùng với số 7 của chiếc xe trên nắp ca-pô và lồng ghép tinh tế vào hiệu ứng màu sơn “vỡ” từ mẫu xe F1 này.
Hai bên thân xe là sự vinh danh cho chiến thắng Le Mans năm 1995 của chiếc McLaren F1 GTR, được thể hiện qua tông màu xám với số hiệu 59, và những chấm xanh lục sáng màu trên thân xe là ẩn ý cho việc chiếc xe từng tham gia vào hạng đua GT1 trong sự kiện đua xe kéo dài 24 giờ danh giá này.
Các chi tiết tinh xảo khác của màu sơn cũng gắn liền với những câu chuyện liên quan đến Triple Crown, đó là những ẩn ý về những chiếc xe đã giành chiến thắng các cuộc đua, những năm McLaren đã giành chiến thắng tại sự kiện Triple Crown, và sự phát triển của huy hiệu McLaren nguyên bản cho đến huy hiệu Speedmark hiện đang được sử dụng hiện nay.
Lấy cảm hứng từ McLaren M16D, một phần ba cuối xe là sự xuất hiện của tông màu cam chủ đạo thể hiện cho chiến thắng Indy 500 vào năm 1974, cùng với sự hiện diện của số 3 trong tông màu xanh lam. Ở bên hông xe xuất hiện số hiệu đua của chiếc M16D, màu cam chuyển sắc sang tông màu xám của chiếc F1 GTR qua hiệu ứng xoắn với họa tiết ca-rô trên những lá cờ đua, hiệu ứng được xử lý hoàn hảo và chi tiết đáng kinh ngạc.
Ở phía cạnh bên của xe xuất hiện một kỹ thuật mới được phát triển bởi bộ phận MSO: họa tiết dạng các vệt nước xanh nổi bật mang hiệu ứng vẩy tung tóe được tạo ra từ quy trình véc-tơ. Quy trình này sử dụng hình quét được tạo trên một nền vải canvas làm mẫu cho hiệu ứng sơn và được nâng cấp sau đó. Việc sử dụng bốn sắc thái của màu xanh tạo nên một hiệu ứng trực quan ba chiều nổi bật.
Bên trong bộ bánh xe hợp kim Vortex siêu nhẹ là bộ kẹp phanh được sơn ba màu sắc xen kẽ là xanh dương, đỏ và vàng kim Le Mans – gợi nhớ về ba chiếc xe từng giành chiến thắng Triple Crown.
Ngoài tay nghề khéo léo tuyệt vời trên thân của những chiếc xe mang chủ đề 3-7-59, những kỹ thuật viên tại MSO cũng đưa vào những tính năng mới ẩn và mang tính tương tác. Đó là những mã QR nằm ẩn dưới màu sơn – cả bên ngoài lẫn phía trong, mỗi mã là một cổng thông tin dẫn trực tiếp tới trang web để người xem có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết xe. Khi nhìn ở một góc độ nhất định trong điều kiện ánh sáng cụ thể, hình ảnh phản chiếu của họa tiết 3-7-59 sẽ tỏa sáng trên phần đèn LED tại cụm đèn trước. Ở phía sau, logo MSO sẽ phát sáng ngay trong đèn phanh ở mặt dưới phanh hơi.
Trong khi thử nghiệm các vật liệu mới, McLaren đã tạo ra các chi tiết ngoại thất được làm từ tấm bạc dạng lá. Chi tiết logo bạc của Triple Crown phủ lớp hoàn thiện patina được đặt ở cứa dưới hai bên phiên bản McLaren 750S “3-7-59”, kỹ thuật mạ do thương hiệu phát triển nội bộ để đạt được hiệu ứng mong muốn. Đây là một trong những kỹ thuật ứng dụng tạo nên điểm nhấn của phiên bản xuyên suốt ở phiên bản kỷ niệm này.
Huy hiệu Triple Crown cũng xuất hiện trong nội thất xe, cùng với chỉ khâu màu cam McLaren tại phần tựa đầu của ghế xe dạng đua chất liệu sợi carbon, và cũng xuất hiện dạng dập nổi trên phần tựa tay trung tâm. Phần ghế cũng xuất hiện tác phẩm Triple Crown trên bề mặt Alcantara màu than chì, cùng với đó là chỉ khâu hoàn thiện màu trắng để tạo ra sự tương phản.
Bên trong nội thất có sự hiện diện của các chi tiết trang trí cửa bằng chất liệu sợi carbon với chỉ khâu trang trí đồng màu với ghế, vạch sơn 12 giờ trên vành vô lăng, lẫy chuyển số bằng sợi carbon được vẽ tay lấy cảm hứng từ màu sơn đỏ - trắng mang hiệu ứng “vỡ” giống với lớp sơn phía trước mũi xe như sự tri ân cho McLaren MP4/2.
Chủ đề 3-7-59 mang những đặc điểm độc đáo khác, như bàn đạp xuất hiện một tác phẩm nghệ thuật được khắc bằng laser và mang một số chi tiết như ở ngoại thất và phủ lớp hoàn thiện gốm cũng như xuất hiện các mngo6i sao Triple Crown trắng – đen – cam. Những ngôi sao tương tự cũng xuất hiện trên bệ cửa sợi carbon. Chi tiết được ẩn giấu thứ ba chỉ được nhìn thấy khi cửa mở - một tấm bảng tri ân. Tấm bảng được chất liệu carbon trong gam màu đỏ - trắng là sự tôn vinh độc đáo dành cho các thắng lợi đặc biệt của thương hiệu tại các giải đua F1 và Monaco Grand Prix.
P.V