shunshine group

"Xây dựng chính sách bù đỡ người lao động khó khăn để không phải rút BHXH"

28/07/2023 20:06

() - Theo Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, việc sửa Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) lần này tập trung vào mục tiêu xây dựng hệ thống BHXH đa tầng, hiện đại và hạn chế việc rút BHXH một lần.

Bức xúc khi doanh nghiệp nợ BHXH 

Tại Diễn đàn người lao động năm 2023 diễn ra chiều 28/7, ông Đinh Sỹ Phúc, Chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty Taekwang Vina (Đồng Nai) băn khoăn, lần sửa đổi

Ông Nguyễn Sỹ Phúc (ảnh: Tô Thế).

Hiện các cơ quan chức năng đang xúc tiến tiếp tục sửa đổi Luật BHXH. Lần sửa này, ông Phúc đề nghị Quốc hội nghiên cứu, ban hành các quy định để không làm suy giảm quyền lợi của người lao động; tạo sự linh hoạt, hấp dẫn, thu hút người lao động tham gia BHXH và giữ chân người lao động gắn bó lâu dài với hệ thống.

Chị Lương Thị Tho, công nhân xí nghiệp Quản lý và Xử lý chất thải Đình Vũ (Hải Phòng) rất bức xúc trước tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động.

Để giảm thiểu tình trạng này, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử phạt người vi phạm, nữ công nhân đề nghị cơ quan lập pháp khi sửa Luật BHXH quy định rõ vai trò, quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện chính sách BHXH.

Tăng quyền lợi của người lao động khi sửa luật

Trao đổi với người lao động về vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, trong tháng 8, Chính phủ sẽ trình UB Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Luật BHXH sửa đổi.

Dự kiến ngày 12/8, Ủy ban Xã hội của Quốc hội sẽ họp thẩm tra dự thảo luật. Trước đó, Chính phủ đã họp cho ý kiến về dự án luật này với tinh thần chung là tiếp thu kết luận Chủ tịch Quốc hội ở phiên chất vấn mới đây, tập trung hoàn chỉnh dự thảo luật theo hướng phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, hiện đại và tăng quyền lợi cho người lao động.

Bộ trưởng nhấn mạnh nguyên tắc, không hạn chế, thu hẹp quyền lợi của người lao động.

Theo đó, Bộ trưởng nêu rõ, cơ quan soạn thảo tập trung vào 5 nhóm giải pháp chính và 12 nội dung theo tinh thần Nghị quyết 28 của Trung ương. Trong đó, chủ trương, định hướng quan trọng nhất là xây dựng hệ thống BHXH đa tầng, hiện đại và hạn chế tối đa việc rút BHXH một lần.

Dự thảo luật Chính phủ trình UB Thường vụ Quốc hội có các phương án khác nhau nhằm ổn định an sinh xã hội, đảm bảo để người lao động trong trường hợp cần thiết sử dụng quyền hưởng chế độ BHXH một cách hài hòa nhất.

"Để đảm bảo người lao động không cần rút BHXH một lần thì nhà nước có nhiều chính sách bù đỡ để hỗ trợ người lao động giải quyết nhu cầu cấp bách. Như vậy, khi cần một khoản tiền, người lao động sẽ không cần rút BHXH, mà có thể sử dụng chính sách khác hỗ trợ", Bộ trưởng Lao động nhấn mạnh.

Xây dựng chính sách bù đỡ người lao động khó khăn để không phải rút BHXH - 2

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (ảnh: Phạm Thắng).

Bên cạnh đó, vị tư lệnh ngành cho rằng, cần tập trung đẩy nhanh nhiều giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng trốn đóng, chậm đóng, nợ đóng BHXH. Các giải pháp được xây dựng trình UB Thường vụ Quốc hội xem xét sẽ hài hòa, đảm bảo khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp.

Ông thông tin thêm, vừa qua, hơn 200.000 lao động nợ BHXH đã được khoanh vùng để giải quyết chính sách cho người lao động.  

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định, chính sách được xây dựng với tinh thần để bảo hiểm thất nghiệp thực sự là "bà đỡ" với thị trường lao động.

Cùng với Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm cũng được sửa đồng bộ vào năm 2025.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung dẫn chứng, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn vừa qua kết dư lớn, khoảng 100.000 tỷ đồng. Khi khó khăn bùng phát do dịch bệnh Covid-19, Quốc hội đã cho phép sử dụng 41.000 tỷ đồng từ Quỹ để hỗ trợ người lao động.

Việc sử dụng quỹ 2 năm cũng tăng lên vì công nhân lao động gặp nhiều khó khăn hậu dịch bệnh. Kết dư của Quỹ Bảo hiểm xã hội, dù vậy, vẫn đảm bảo an toàn, dù không còn nhiều.

Đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động 

Giải đáp câu hỏi của công nhân về Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, đây là quỹ vừa ngắn hạn nhưng có tính chất, mục tiêu dài hạn.

"Thực tế trong thời gian qua, quỹ kết dư tương đối tốt. Đó là điều đáng mừng. Những nội dung cơ bản trong mục tiêu của quỹ đặt ra đều được thực hiện. Tuy nhiên, luật giới hạn phạm vi chi còn hẹp, muốn thay đổi cần phải sửa luật".

Theo quy định, phần thu nộp Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 1% lương (người sử dụng lao động chịu). Song theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhận thấy quỹ kết dư quá lớn, Bộ đã báo cáo Chính phủ, xin ý kiến UB Thường vụ Quốc hội giảm mức đóng loại bảo hiểm này từ 1% xuống 0,5%.

Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, một phần kết dư của quỹ đã được sử dụng để hỗ trợ người lao động.

Theo Bộ trưởng, mục tiêu của chính sách là khuyến khích các đơn vị phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Với những đơn vị phòng ngừa tốt, không xảy ra tai nạn thì được ưu tiên giảm tỉ lệ đóng. Theo dự kiến, Chính phủ sẽ đăng ký sửa luật về nội dung này vào năm 2025.

Bạn đang đọc bài viết ""Xây dựng chính sách bù đỡ người lao động khó khăn để không phải rút BHXH"" tại chuyên mục Đời sống. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0937636383hoặc gửi về địa chỉ email (nhipsongdothi.vn@gmail.com).  
#hungthinh