shunshine group

Quảng Bình: "Hái ra tiền” nhờ trồng thứ cây đặc sản của Hà Tĩnh

02/01/2024 20:10

Nhờ mạnh dạn đưa giống bưởi Phúc Trạch về trồng ở Tuyên Hóa, nhiều người dân không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.

Ông Nguyễn Văn Minh, ở thôn Kim Lũ 1, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, được mệnh danh là “triệu phú bưởi” đầu tiên ở Tuyên Hoá. Gia đình ông Minh có khu vườn rộng hơn 3ha, hơn 15 năm trước, ông quyết định cải tạo vườn để trồng cây ăn quả nhưng thất bại vì chưa chọn được cây thích hợp.

Sau thời gian tìm hiểu về giống bưởi Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tĩnh Hà Tĩnh, ông Minh đã mua ít cây giống về trồng nhưng khi cây chưa kịp ra hoa thì bị sâu đục thân nên cây bưởi chết dần. Không nản, ông lại mua thêm giống và thuê người có kinh nghiệm về hướng dẫn cách chăm sóc nhưng cây sinh trưởng tốt thì lại không có quả.

Tiêu dùng & Dư luận - Quảng Bình: 'Hái ra tiền” nhờ trồng thứ cây đặc sản của Hà Tĩnh
Tiêu dùng & Dư luận - Quảng Bình: 'Hái ra tiền” nhờ trồng thứ cây đặc sản của Hà Tĩnh (Hình 2).

Vườn bưởi của người dân xã Kim Hóa.

“Sau khá nhiều lần thất bại, tôi vẫn không nản chí, quyết tìm hiểu thêm một lần nữa. Dần tôi nhận ra, sở dĩ mình thất bại là do chưa biết cách chăm sóc và kỹ thuật thụ phấn cho hoa bưởi nên đã mời các kỹ sư nông nghiệp chuyên về cây bưởi đến hướng dẫn kỹ thuật trồng loại cây này”, ông Minh nhớ lại.

Năm 2016, gia đình ông Minh “hái ra tiền” từ bưởi với hơn 400 triệu đồng. Giờ đây, mỗi năm, vườn bưởi gần 700 gốc của ông mang đến nguồn thu từ 500-700 triệu sau khi trừ chi phí.

Từ mô hình trồng bưởi thành công của ông Minh đã lan tỏa rộng, tạo ra động lực mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Tuyên Hóa. Nhiều người đã chuyển diện tích đất trồng cao su, keo tràm sang trồng bưởi, cam và chanh. Nguồn thu nhập từ vườn cây ăn quả đã giúp họ vươn lên làm giàu.

Anh Trương Quốc Việt ở thôn Kim Lũ 2, xã Kim Hóa, cũng là gương điển hình làm giàu từ trồng cây ăn quả. Từ 14ha đất trồng rừng kinh tế, anh Việt chuyển hướng sang trồng cây ăn quả có múi (khoảng 4.500 gốc cam, 2.000 gốc bưởi Phúc Trạch và 1.000 gốc chanh).Từ năm 2021 đến nay, vùng cây ăn quả của anh Việt cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.

Để người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm sạch, bảo đảm sức khoẻ, nhiều nông dân tại xã Kim Hoá đã dành thời gian học hỏi, tìm hiểu và thực hiện mô hình trồng cam, bưởi theo hướng hữu cơ. Từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch, vườn cam không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm tạo ra sản phẩm sạch.

Tiêu dùng & Dư luận - Quảng Bình: 'Hái ra tiền” nhờ trồng thứ cây đặc sản của Hà Tĩnh (Hình 3).
Tiêu dùng & Dư luận - Quảng Bình: 'Hái ra tiền” nhờ trồng thứ cây đặc sản của Hà Tĩnh (Hình 4).

Bưởi, cam được dán tem truy xuất nguồn gốc, mã quét QR.

“Tôi mua phân chuồng của các hộ chăn nuôi trâu bò đưa về ủ, xử lý nấm, sau đó để hoại mục rồi bón cho cây, dùng bẫy để bắt côn trùng và bướm và sử dụng bao để bọc quả, tránh được tình trạng bị ruồi chích, mưa axit… dẫn đến rụng quả”, anh Trương Quốc Việt, cho biết.

Sau 3 năm chăm sóc, vườn cây đã cho thu hoạch, quả mọng nước, thơm và có vị ngọt thanh. Khi cam vào vụ thu hoạch, anh Việt thuê người cắt trái hàng ngày, đóng thùng và chào hàng với cái tên “cam, bưởi Kim Lũ”, anh muốn dùng tên này để đặt cho sản phẩm với mong muốn khẳng định vị thế, định danh thương hiệu nông sản của quê hương. 

Tiêu dùng & Dư luận - Quảng Bình: 'Hái ra tiền” nhờ trồng thứ cây đặc sản của Hà Tĩnh (Hình 5).

Thương hiệu bưởi, cam Kim Lũ đã được công nhận đạt chuẩn 3 sao của sảnphẩm OCOP huyện Tuyên Hoá.

Mô hình trồng cây ăn quả có múi của người nông dân này được xem là đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới theo hướng sản xuất nông nghiệp thông minh. Hiện tại, anh Việt đã đăng ký nhãn hiệu “Cam Kim Lũ”, được chứng nhận VietGAP và có tem truy xuất nguồn gốc, mã quét QR cho sản phẩm.

Ông Hoàng Anh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Kim Hóa cho biết: “Toàn xã hiện trồng gần 60 ha bưởi Phúc Trạch, hộ trồng ít nhất là 500 m2, nhiều nhất là 16ha. Phần lớn cây ăn quả của xã được trồng theo hướng hữu cơ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nên năng suất, sản lượng cao. Riêng bưởi Phúc Trạch nhiều hộ có thu nhập từ 300-500 triệu đồng/mùa vụ. Đồng thời, thương hiệu bưởi, cam Kim Lũ đã được công nhận đạt chuẩn 3 sao của sản phẩm OCOP huyện Tuyên Hoá”.

Tiêu dùng & Dư luận - Quảng Bình: 'Hái ra tiền” nhờ trồng thứ cây đặc sản của Hà Tĩnh (Hình 6).
Tiêu dùng & Dư luận - Quảng Bình: 'Hái ra tiền” nhờ trồng thứ cây đặc sản của Hà Tĩnh (Hình 7).

Cam được thu hoạch, đóng thùng mang đi tiêu thụ.

Ðến nay, toàn huyện Tuyên Hóa có 320 ha cây ăn quả chủ yếu là cây có múi, trong đó khoảng 280 ha đã cho thu hoạch, đạt hiệu quả kinh tế 350-400 triệu đồng/ha/năm. Mùa bưởi năm nay, nhiều nhà vườn ở Tuyên Hóa phấn khởi vì bưởi được mùa, giá cả ổn định và tiêu thụ tốt.

Ông Đinh Xuân Thương, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tuyên Hóa cho biết: “Để đề án hình thành vùng cây ăn quả có múi mang lại hiệu quả kinh tế, huyện Tuyên Hóa tiếp tục tìm hiểu, đưa vào trồng thử nghiệm một số loại cây thích ứng với biến đổi khí hậu như bưởi da xanh, bưởi diễn, cam vinh… đồng thời kêu gọi doanh nghiệp cùng liên kết với người dân để làm tốt khâu tiêu thụ sản phẩm. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện quy trình sản xuất có tem truy xuất nguồn gốc, dán mã QR cho sản phẩm để nâng cao giá trị cây ăn quả”.

Bạn đang đọc bài viết "Quảng Bình: "Hái ra tiền” nhờ trồng thứ cây đặc sản của Hà Tĩnh" tại chuyên mục Kinh tế. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0937636383hoặc gửi về địa chỉ email (nhipsongdothi.vn@gmail.com).  
#hungthinh