shunshine group

Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh

19/04/2024 12:13

Chưa bao giờ cụm từ "tín dụng xanh" lại được các ngân hàng nhắc nhiều như hiện nay khi các ngân hàng liên tục bắt tay với các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ nguồn vốn tài trợ các dự án tín dụng xanh, cam kết giảm mức phát thải.

Betrimex vừa được UOB cấp một khoản tín dụng ngắn hạn nhằm phục vụ việc xuất các sản phẩm có chứng nhận Organic, bao gồm chứng chỉ Fairtrade - Ảnh: B.T.

Betrimex vừa được UOB cấp một khoản tín dụng ngắn hạn nhằm phục vụ việc xuất các sản phẩm có chứng nhận Organic, bao gồm chứng chỉ Fairtrade - Ảnh: B.T.

Các ngân hàng cho biết đây là xu thế không thể cưỡng lại và sẽ đến một giai đoạn những dự án không thân thiện với môi trường sẽ bị ngân hàng từ chối cấp vốn. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (World Bank), từ nay đến năm 2040, VN cần đầu tư bổ sung 368 tỉ USD, tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm, cho lộ trình chống chịu và lộ trình phát thải ròng bằng 0.

Tín dụng xanh trở thành xu thế

Ngày 16-4 vừa qua, Ngân hàng Standard Chartered công bố việc ký kết bản ghi nhớ với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Theo đó, USAID sẽ hợp tác với ngân hàng này để huy động đầu tư tư nhân vào các hệ thống năng lượng tiên tiến như

Vào tháng 10-2023, châu Âu bắt đầu áp dụng biên giới carbon thí điểm, có hiệu lực từ năm 2026. Quy định này trực tiếp ảnh hưởng tới nhiều ngành thép, xi măng, phân bón... của VN. Và từ 1-1-2025, các mặt hàng xuất khẩu sang châu Âu sẽ không được có nguồn gốc từ phá rừng từ sau ngày 31-12-2020.

Đây là những dấu hiệu cho thấy nếu không áp dụng quy định quản lý rủi ro liên quan lĩnh vực môi trường, hệ thống ngân hàng có thể đối mặt với việc các doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường. Điển hình là nhóm dệt may rời khỏi thị trường do có liên quan đến khủng hoảng môi trường. Bởi các nước châu Âu đưa tiêu chí xanh lên số 1, chất lượng số 2 và giá cả đứng thứ 3.

Việc xây dựng hệ thống danh mục phân loại xanh theo chuẩn quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng đối với VN trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Nếu không đáp ứng các yêu cầu về phân loại xanh, thách thức lớn đối với VN trong thời gian tới, kể cả mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước định hướng cũng như việc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển đều có liên hệ đến phân loại xanh.

Định hướng các dự án đáp ứng tiêu chí xanh là phải có các yếu tố như kinh tế tuần hoàn, kéo dài vòng đời sản phẩm, giảm phát thải ra môi trường, không gây tác động xấu đến môi trường...

● TS Cấn Văn Lực (thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia):

Cần chiến lược phát triển thị trường tài chính xanh

Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh- Ảnh 3.

VN cần có một chiến lược tổng thể để phát triển thị trường tài chính xanh một cách hài hòa, hiệu quả giữa các kênh dẫn vốn, gắn với các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, các chính sách liên quan đến thị trường tài chính xanh cần sớm được ban hành hoặc lồng ghép với những chính sách về tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng và ứng phó biển đổi khí hậu... Trong đó, các lĩnh vực ưu tiên trước như năng lượng, giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch...

Cùng với đó là có cơ chế thu hút nguồn vốn cho đầu tư xanh bằng chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí, lãi suất và hỗ trợ các chi phí liên quan đến phát hành trái phiếu xanh, cung cấp tín dụng xanh.

* Ông Phạm Phú Ngọc Trai (chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì VN):

Tín chỉ năng lượng tái tạo, tín chỉ nhựa sẽ tạo nguồn thu lớn

Với đặc thù mật độ rừng tương đối dày, tầm 14,7 triệu ha (tương đương độ phủ 42%), về lý thuyết, chúng ta có thể thu về hàng trăm triệu USD mỗi năm thông qua hệ thống giao dịch tín chỉ carbon quốc tế (ETS).

Bên cạnh đó, cơ hội từ các dự án CDM (cơ chế phát triển sạch) cũng được định giá bằng hàng triệu tín chỉ carbon, thông qua các dự án về điện mặt trời, điện gió, thủy điện... Với các nguồn năng lượng tái tạo này, thị trường sẽ giao dịch bằng các chứng chỉ năng lượng tái tạo, thường được biết đến bằng các thuật ngữ như CRE và REC.

Việc xây dựng các dự án Plastic Credit (tín chỉ nhựa) cũng tạo nên nguồn thu tiềm năng trong quá trình thu hồi và tái chế nhựa.

* Ông Nguyễn Ngọc Tùng (giám đốc Quỹ VinaCarbon):

Cần tận dụng nguồn tài chính xanh

Quỹ chúng tôi được thành lập nhằm hỗ trợ tài chính cho quá trình chuyển đổi xanh với các doanh nghiệp có thể tạo ra được tín chỉ carbon, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn tài chính từ bên ngoài cho mục đích chuyển đổi xanh.

Tuy nhiên, để thu hút đầu tư và tận dụng nguồn vốn của các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp cần phải chủ động và tích cực trong quá trình "xanh hóa". Trong đó, ban lãnh đạo phải nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển bền vững, thiết lập các bộ phận chuyên trách và sẵn sàng thay đổi cách tiếp cận, quản lý cho phù hợp với một dự án tạo tín chỉ carbon.

Doanh nghiệp cũng cần áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động, chuyển đổi số để giảm chi phí sản xuất, nâng chất lượng sản phẩm...

Câu chuyện ‘lượng’ và ‘chất’ trong lĩnh vực tín dụng xanh tại Ngân hàng Quân ĐộiCâu chuyện ‘lượng’ và ‘chất’ trong lĩnh vực tín dụng xanh tại Ngân hàng Quân Đội

'Xanh hóa' tín dụng đang được ưu tiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu, và Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi ô nhiễm môi trường.

Bạn đang đọc bài viết "Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh" tại chuyên mục Kinh tế. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0937636383hoặc gửi về địa chỉ email (nhipsongdothi.vn@gmail.com).  
#hungthinh