shunshine group

Động lực nào để kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024?

11/01/2024 05:00

Xu hướng phục hồi kinh tế đã ngày càng rõ nét nhưng động lực nào để tạo nên sức bật cho tăng trưởng năm 2024 khi kinh tế được dự báo còn nhiều thách thức và tăng trưởng năm 2023 chỉ đạt mức 5,05%?

Thúc đẩy đầu tư vào các ngành công nghệ cao, ứng dụng chuyển đổi số để tạo giá trị gia tăng và động lực tăng trưởng - Ảnh: Q.ĐỊNH

Thúc đẩy đầu tư vào các ngành công nghệ cao, ứng dụng chuyển đổi số để tạo giá trị gia tăng và động lực tăng trưởng - Ảnh: Q.ĐỊNH

Ngày 5-1, hội nghị Chính phủ với địa phương sẽ được tổ chức nhằm bàn thảo những giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển 

Nhiều chuyên gia đề xuất nên kéo dài giảm thuế VAT để kích cầu, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất - Ảnh : T.T.D

Gỡ nút thắt thể chế, nhân lực

Dù đánh giá nhiều triển vọng phục hồi kinh tế cho năm 2024, song nhiều chuyên gia cũng nhận định, cùng với thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các động lực tăng trưởng, Việt Nam cần khai thác tốt các cơ hội tăng trưởng mới, đặc biệt là đầu tư vào các ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao, nâng cao chất lượng hàng hóa sản phẩm xuất khẩu.

2024 GDP có tăng trưởng 6-6,5% như mục tiêu?

TS. Trần Đình Thiên

Cần trao quyền để các địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiều hơn, điều này giúp các địa phương chủ động, sáng tạo. Nhiều vấn đề địa phương không có quyền, không được và cũng không dám chịu trách nhiệm nên không tạo ra những sự khác biệt, đi lên.

Kinh nghiệm cho thấy những sự sáng tạo, bùng nổ kéo theo tăng trưởng kinh tế đều dựa trên cơ sở các địa phương xin thêm được các quyền chủ động, do đó cần đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, phân quyền.

Bên cạnh những động lực tăng trưởng ngắn hạn, cần quan tâm đến những động lực tăng trưởng dài hạn, đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư cho lĩnh vực nhân lực chất lượng. Đối với công cuộc phòng chống tham nhũng, cần nghiên cứu cách làm để không đụng chạm, gây tổn thương đến nền kinh tế thị trường quá nhiều, đảm bảo công cuộc này thúc đẩy chứ không làm suy giảm động lực.

TS Đỗ Thiên Anh Tuấn (Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright):

Phải tăng kích cầu tiêu dùng nội địa

Trong các động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế như đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng, Chính phủ đã có chính sách thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng nội địa trong 2024 bằng biện pháp giảm thuế, trong đó giảm VAT từ 10 xuống 8% đối với một số lĩnh vực nhưng. Tuy nhiên, thay vì giảm 6 tháng một lần rồi mới cân nhắc có giảm tiếp hay không, cần mạnh dạn kéo dài ít nhất đến hết 2024.

TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn

TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn

Điều này giúp tăng kích cầu nội địa, người dân sẽ chi tiêu nhiều hơn, còn nếu giảm thuế trong ngắn hạn, người dân sẽ có tâm lý e dè, thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu.

Vấn đề không phải giảm 1, 2 hay 3% VAT, mà điều quan trọng đây là động lực "mồi", giúp người dân, doanh nghiệp hình thành nên triển vọng tích cực đối với nền kinh tế.

Khi lạc quan về triển vọng việc làm, thu nhập trong tương lai, người dân sẽ mạnh dạn tăng chi tiêu, doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kéo theo kinh tế phát triển tích cực, đóng góp cho tăng trưởng đất nước.

Có thể nói đây là giai đoạn phù hợp để chi tăng lương, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. Để việc giảm thuế hiệu quả, cần ưu tiên các mặt hàng sản xuất trong nước, các mặt hàng có tỉ lệ nội địa cao và phải gắn với chiến lược chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhằm giúp sự lan tỏa lớn hơn tránh tạo ra mặt trái của chính sách đó là chỉ khuyến khích nhập khẩu như đã từng xảy ra.

Tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05%Tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05%

GDP năm 2023 ước tăng 5,05% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng GDP của những năm bùng phát đại dịch COVID-19 (2020-2021) và thấp hơn tốc độ tăng GDP những năm còn lại của giai đoạn 2011-2023.

Bạn đang đọc bài viết "Động lực nào để kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024?" tại chuyên mục Kinh tế. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0937636383hoặc gửi về địa chỉ email (nhipsongdothi.vn@gmail.com).  
#hungthinh