shunshine group

Tham vấn ý kiến cho tài liệu tập huấn giảng viên nguồn về kỹ năng tư vấn pháp luật

29/09/2022 20:02

Các đại biểu đánh giá bộ tài liệu tập huấn giảng viên nguồn về kỹ năng tư vấn pháp luật (phần 2) được xây dựng bài bản, chuyên nghiệp.

Ngày 28/9, tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức cuộc họp tham vấn ý kiến cho Tài liệu tập huấn giảng viên nguồn về kỹ năng tư vấn pháp luật (phần 2). Bà Lê Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, bà Đào Thị Thu An, Quản lý Dự án EU JULE, Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP chủ trì cuộc họp.

Phát biểu khai mạc, Bà Lê Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cho biết, xuất phát từ mong muốn hướng tới một dịch vụ tư vấn pháp luật tốt, dễ tiếp cận, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của người dân nói chung, đặc biệt là nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội nói riêng, Hội Luật gia Việt Nam đã xác định rõ cần phải có các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý của các Trung tâm trực thuộc Hội, mà khâu then chốt là phải tăng cường năng lực cho đội ngũ thực hiện hoạt động này.

Chính vì vậy, với sự hỗ trợ của EU, UNDP, trong khuôn khổ dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam”, Hội Luật gia Việt Nam đã xây dựng bộ tài liệu kỹ năng tư vấn pháp luật để phục vụ cho việc nâng cao năng lực của cán bộ Hội.

Tiêu điểm - Tham vấn ý kiến cho tài liệu tập huấn giảng viên nguồn về kỹ năng tư vấn pháp luật

Bà Lê Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam phát biểu khai mạc.

Bộ tài liệu này được xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát ý kiến của các tư vấn viên, cộng tác viên, những người thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật trong năm 2019.

Tài liệu phần 1 đã được xây dựng, hoàn thiện và triển khai tập huấn cho đội ngũ tư vấn viên pháp luật nòng cốt của các tỉnh, thành Hội trên toàn quốc vào năm 2021 và của riêng Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2022 và đã được các tỉnh, thành Hội ghi nhận và đánh giá cao.

Bộ tài liệu phần 1 này tập trung vào 3 kỹ năng chính là: Kỹ năng giao tiếp và phỏng vấn người yêu cầu tư vấn pháp luật (TVPL); kỹ năng lấy người yêu cầu TVPL làm trọng tâm trong quá trình tư vấn và giúp người yêu cầu tư vấn đưa ra quyết định và kỹ năng phân tích và xây dựng kế hoạch giải quyết vụ việc

Tiếp nối hoạt động trong chuỗi kế hoạch xây dựng tài liệu, tập huấn cho cán bộ, trong năm nay, Hội Luật gia Việt Nam và UNDP tiếp tục phối hợp xây dựng bộ tài liệu phần 2, nhằm hoàn thiện bộ tài liệu đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ tư vấn pháp luật của Hội.

Hiện nay, sau một thời gian phối hợp làm việc tích cực, nhóm chuyên gia đã hoàn tất dự thảo tài liệu phần 2.

Tiêu điểm - Tham vấn ý kiến cho tài liệu tập huấn giảng viên nguồn về kỹ năng tư vấn pháp luật (Hình 2).

Phó Chủ tịch Hội Luật gia mong muốn các chuyên gia góp ý kiến để bộ tài liệu được hoàn thiện.

Các kỹ năng được lựa chọn đưa vào tài liệu bao gồm: kỹ năng tra cứu tài liệu pháp luật, tìm cơ sở pháp lý để giải thích, hướng dẫn phù hợp với pháp luật; kỹ năng quản lý vụ việc tư vấn và đặc biệt là phần tư vấn pháp luật cho nhóm yếu thế.

Tài liệu cũng được thiết kế thành hai quyển, một quyển dành cho học viên và một quyển dành cho tập huấn viên để các giảng viên nguồn có thể tiếp tục sử dụng Tài liệu này tập huấn lại cho đội ngũ thực hiện tư vấn pháp luật tại cơ sở.

Tại cuộc họp tham vấn hôm nay, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam mong muốn các chuyên gia, những người làm thực tiễn và đại diện Hội Luật gia các tỉnh/thành phố cho ý kiến vào dự thảo tài liệu này để hoàn thiện tài liệu trước khi đưa vào sử dụng tại các buổi tập huấn.

Tiêu điểm - Tham vấn ý kiến cho tài liệu tập huấn giảng viên nguồn về kỹ năng tư vấn pháp luật (Hình 3).

Bà Đào Thị Thu An phát biểu tại cuộc họp.

Phát biểu tại cuộc họp, bà Đào Thị Thu An cho biết, mục tiêu của dự án EU JULE đó là tăng cường Nhà nước pháp quyền thông qua hệ thống tư pháp tin cậy hơn, dễ dàng tiếp cận hơn, đặc biệt hướng tới những nhóm yếu thế. Với mục tiêu này, một trong những hoạt động của Hội Luật gia đó là cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thân thiện, vì khách hàng, đảm bảo chất lượng.

Bà An chia sẻ, bộ tài liệu tập huấn giảng viên nguồn phần 2 được xây dựng trên cơ sở những phản ánh tích cực của phần 1. Cuộc họp hôm nay, bà mong muốn được lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của các chuyên gia, những người làm thực tiễn xem bộ tài liệu này đã đáp ứng được nhu cầu, phù hợp với thực tiễn hay chưa.

Tiêu điểm - Tham vấn ý kiến cho tài liệu tập huấn giảng viên nguồn về kỹ năng tư vấn pháp luật (Hình 4).

TS. Phan Thị Lan Hương, Chuyên gia tư vấn dự án EU JULE.

Sau phần trình bày tổng quan Tài liệu tập huấn về kỹ năng tư vấn pháp luật cho cán bộ của Hội Luật gia Việt Nam của TS. Phan Thị Lan Hương, Chuyên gia tư vấn dự án EU JULE, các đại biểu tham dự cuộc họp đã cho ý kiến về bộ tài liệu này.

Góp ý kiến về bộ tài liệu, các đại biểu đều đánh giá bộ tài liệu được xây dựng bài bản, chuyên nghiệp, tâm huyết, có tính logic, xuyên suốt giữa các phần, đa dạng hóa cho đối tượng sử dụng…

Tuy nhiên, các đại biểu cũng lưu ý bộ tài liệu nên lưu ý thêm về các khái niệm, cách hành văn, ngôn ngữ nên thuần Việt…

Tiêu điểm - Tham vấn ý kiến cho tài liệu tập huấn giảng viên nguồn về kỹ năng tư vấn pháp luật (Hình 5).

Bà Nguyễn Kim Thoa, Hội Luật gia Hà Nội cho ý kiến.

Tại cuộc họp, thay mặt cho nhóm chuyên gia tư vấn, TS. Phan Thị Lan Hương cho biết sẽ tiếp thu tối đa những góp ý của các đại biểu, nhóm chuyên gia sẽ nghiên cứu, chỉnh sửa bộ tài liệu để hoàn thiện được tốt hơn.

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Lê Thị Kim Thanh đề nghị nhóm chuyên gia phối hợp với Hội rà soát lại và tiếp thu các ý kiến được nêu ra trong cuộc họp để hoàn thiện tài liệu trong thời gian sớm nhất, phục vụ cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tiếp theo.

Bạn đang đọc bài viết "Tham vấn ý kiến cho tài liệu tập huấn giảng viên nguồn về kỹ năng tư vấn pháp luật" tại chuyên mục Nhịp sống. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0937636383hoặc gửi về địa chỉ email (nhipsongdothi.vn@gmail.com).  
#hungthinh