Tuổi 30 - Đôi vai nặng trĩu vì những gánh nặng trách nhiệm
Trong những dấu mốc của cuộc đời, 30 được xem là đội tuổi khiến nhiều người ám ảnh nhất. Bởi người 30 gánh trên vai nhiều trách nhiệm. Đối với phụ nữ, 30 tuổi gần như một dấu mốc ngầm áp đặt mọi người phải kết kết hôn, sinh con. Đối với đàn ông, 30 tuổi là độ tuổi áp lực về sự ổn định, công việc, mức thu nhập, vị thế trong xã hội. Bên cạnh đó là những áp lực vật chất mua nhà, mua xe. Những áp lực vô hình và hữu hình nặng trĩu trên đôi vai của những người trong độ tuổi 30. Vậy nên việc nhảy việc ở tuổi 30 là điều ít người dám làm.
Nhảy việc ở tuổi 30 được nhiều người ví như đánh một “canh bạc”. Bởi nếu thất bại sẽ rơi vào một chiếc vòng luẩn quẩn, tù túng, sụp đổ. Vì ở thời điểm này ta không chỉ sống một mình, không chỉ nuôi bản thân mà còn vô vàn những ràng buộc trong cuộc sống. Nếu thành công thì cũng mất thời gian trầy trật làm quen với môi trường mới, tạo dựng mối quan hệ… Vậy phải chăng vì những nỗi lo lắng mơ hồ cho tương lai, vì những thử thách, ta dậm chân tại chỗ, chấp nhận sống trong vùng an toàn một cách tẻ nhạt?
Một cánh cửa khép lại sẽ có những cánh cửa khác mở ra. Tôi tin điều này luôn đúng với mọi độ tuổi. Và độ tuổi 30 cũng không ngoại lệ. Vì vậy, ở độ tuổi 30, nếu bạn muốn nhảy việc cũng chẳng sao cả. Bởi dù nhiều thử thách nhưng vẫn có những con đường mới, cánh cửa mới mở ra với bạn.
Khác với những tháng năm 20, khi nhảy việc ở độ tuổi 30, bạn sẽ cần phải chuẩn bị kỹ càng hơn. Ở tuổi 30, bạn nhảy việc không phải vì sự xốc nổi, bộc phát, giận hờn chỗ làm cũ. Ở tuổi 30, bạn nhảy việc không phải vì sở thích, đam mê. Thay vào đó, bạn nhảy việc vì mong muốn một sự chuyển mình. Sau thời gian dài “thai nghén”, suy tính, cân nhắc, bạn quyết định tìm một môi trường mới, một vị trí mới.
Khi chuyển sang một môi trường mới ở độ tuổi 30, bạn phải nỗ lực hơn nhiều so với môi trường cũ. Nỗ lực để khẳng định bản thân mình. Nỗ lực để cho thấy quyết định nhảy việc của mình là đúng đắn. Khi đó, chắc chắn, bạn chạm tay đến thành công.
Anh Nguyễn Thành Công Luận chia sẻ về kinh nghiệm nhảy việc ở tuổi 32
Chia sẻ về kinh nghiệm nhảy việc ở độ tuổi ngoài 30, anh Nguyễn Thành Công Luận cho rằng: “Khi quyết định nhảy việc, bạn phải chuẩn bị tâm lý vững vàng để không bị dao động bởi những ý kiến của người xung quanh. Bởi ở độ tuổi này, hầu hết mọi người xung quanh đều sẽ khuyên bạn nên chọn sự ổn định.”
Anh Luận là 1 trong 2 sinh viên xuất sắc được tuyển thẳng vào Viettel
Nhớ về giai đoạn chuyển việc ở tuổi 32, lúc đó anh làm chức vụ quản lý tại một công ty trực thuộc Tập đoàn Viettel. Đây là nơi anh gắn bó làm việc từ những ngày đầu mới tốt nghiệp đại học. Thời điểm đó, anh là một trong hai sinh viên xuất sắc được tuyển thẳng vào làm việc tại Viettel. Môi trường làm việc tốt, nhiều chế độ đãi ngộ, mức lương ổn định. Tuy nhiên, anh Luận luôn mong muốn được làm việc trong mảng giáo dục, đào tạo. Đó là lý do sau thời gian dài gắn bó với Viettel, anh nhảy việc sang công tác tại Đại học Nam Cần Thơ.
Anh Luận tham gia hoạt động tiếp sức mùa thi cùng trường Đại học Nam Cần Thơ
Ở một vai trò mới, cương vị mới, anh Luận luôn cảm thấy hào hứng mỗi ngày vì được làm đúng theo niềm đam mê của mình. Môi trường giáo dục chất lượng, đồng nghiệp thân thiện, sinh viên năng động đã tạo nên cảm hứng mỗi ngày cho anh Luận khi đến trường. Vậy mới thấy quyết định nhảy việc tuổi 32 đã mang lại cho anh nhiều điều tích cực.
Còn bạn thì sao? Bạn có đang cảm thấy tẻ nhạt vì sống trong vùng an toàn quá lâu. Bạn có đang dự định nhảy việc nhưng còn lo lắng vì những áp lực của tuổi 30. Vậy thì hãy bỏ bớt những áp lực trên đôi vai bạn, để bản thân bình tâm rồi đưa ra quyết định.
Tuổi 20, 30 hay 40 cũng chỉ là những con số. Bạn hãy dùng cảm thử thách, nếu muốn thấy được thành quả ngọt ngào. Nhưng chấp nhận thử thách khác với liều mình bạn nhé! Khi chấp nhận thử thách đồng nghĩa bạn phải tạo dựng sẵn cho mình một nền tảng để bứt phá.
Minh Anh
Link nội dung: https://nhipsongdothi.vn/nhay-viec-tuoi-30-nhieu-thu-thach-nhung-cung-khong-it-co-hoi-186020.html