shunshine group

Nhà báo và trách nhiệm xã hội

27/06/2021 18:05

Từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới và mở cửa theo đường lối của Đảng và Nhà nước, lực lượng báo chí luôn luôn có mặt ở nơi tuyến đầu, ở nơi nóng bỏng nhất để phản ánh, thông tin kịp thời hơi thở của cuộc sống, nhất là trong việc định hướng dư luận, đảm bảo nhu cầu thông tin của người dân.

Hàng năm, cứ đến ngày 21/6, các Nhà báo chúng tôi, đầu đã 2 thứ tóc, lại tụ họp để đàm đạo về chuyện đời, chuyện nghề, về đạo đức và trách nhiệm xã hội của nhà báo, với những niềm vui, nỗi buồn và cả sự ưu tư, trăn trở. Đặc biệt là hơn 1 năm nay, sau khi quy hoạch lại báo chí, chúng tôi từ một Nhà báo của một tờ báo, lại trở thành nhà báo của một Tạp chí.

Từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới và mở cửa theo đường lối của Đảng và Nhà nước, lực lượng báo chí luôn luôn có mặt ở nơi tuyến đầu, ở nơi nóng bỏng nhất để phản ánh, thông tin kịp thời hơi thở của cuộc sống, nhất là trong việc định hướng dư luận, đảm bảo nhu cầu thông tin của người dân. Đặc biệt, báo chí còn là vũ khí sắc bén, kịp thời, có hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao. Để làm tốt trách nhiệm cao cả của mình, nhất là trong giai đoạn hiện nay của cuộc cách mạng 4.0, đòi hỏi người làm báo phải có tính chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị, có kiến thức tổng hợp, am hiểu công nghệ, gắn liền với đạo đức nghề nghiệp, phải trung thực, khách quan gắn với trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân của người làm báo. Đó là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ xã hội, để không để xảy ra những vụ việc đáng tiếc.

Tác giả (ngồi giữa) làm việc với Lãnh đạo Công ty Chè Lâm Đồng

Thời gian qua, ở một số địa phương có một số người viết báo không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của báo chí, có biểu hiện lệch lạc, viết bài chủ quan, phiến diện, soi mói đời tư, viết theo đơn đặt hàng, theo yêu cầu của tập thể, cá nhân với mục đích khác. Vì thế trong báo giới thường thì thầm với nhau về một thực tế rất đáng buồn: sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ...là vậy. Đáng chú ý, có những nhà báo khi phát hiện sai phạm của cá nhân, của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... nhưng lại cố ý bỏ qua không viết bài đưa tin, có trường hợp thì hù dọa, vòi vĩnh, mặc cả, yêu cầu chung chi, thậm chí tống tiền hoặc ép doanh nghiệp ký quảng cáo- mặc dù không có nhu cầu.

Tuy những vụ việc nói trên chỉ xảy ra ở nơi này hoặc nơi khác, là những con sâu làm rầu nồi canh nhưng đã ảnh hưởng đếu uy tín, danh dự của người làm báo, của nhà báo, rất cần được chấn chỉnh, nhắc nhở và xử lý kịp thời.

Nguyên nhân của những vi phạm đạo đức nhà báo, đó là nhận thức bản thân của mỗi nhà báo, chưa nắm vững Luật Báo chí và đạo đức nghề báo, thiếu bản lĩnh chính trị, thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức thường xuyên cũng dẫn đến nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, nhà báo còn do áp lực về bài vở, trong khi các trang điện tử, mạng xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt, nhà báo phải đối diện với thực tế là số lượng độc giả đọc báo in ngày càng bị thu hẹp, việc phát hành ngày càng khó khăn trong cuộc cạnh tranh không cân sức. Ngoài ra, hành lang pháp lý chưa chặt chẽ, việc xử lý vi phạm chưa kịp thời, chưa nghiêm minh.... cũng là nguyên nhân dẫn đến các vi phạm đạo đức nhà báo.

Thiết nghĩ, để hạn chế những thiếu sót, vi phạm nói trên và thực hiện các quy định về đạo đức nghề nghiệp, các cơ quan quản lý báo chí cần tiếp tục công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về đạo đức, trách nhiệm xã hội, nâng cao trình độ kỹ năng cho nhà báo và một trong những giải pháp cực kỳ quan trọng là nâng cao đời sống vật chất cho nhà báo, tạo điều kiện tốt nhất để nhà báo sống được bằng hoạt động nghề nghiệp chân chính của mình. Để làm tốt trọng trách của mình, các nhà báo phải không ngừng rèn luyện, nỗ lực, phấn đấu về mọi mặt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trở thành người thư ký trung thành của xã hội, của thời đại. Song song đó, các cơ quan báo chí cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc, từ đó góp phần hạn chế dến mức thấp nhất các vi phạm đạo đức nghề nghiệp có thể xảy xa.

Minh Ngô
Bạn đang đọc bài viết "Nhà báo và trách nhiệm xã hội" tại chuyên mục Sự kiện – Bình luận. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0937636383hoặc gửi về địa chỉ email (nhipsongdothi.vn@gmail.com).  
#hungthinh