shunshine group

Kết hợp phương thức làm việc trực tiếp và từ xa sau đại dịch Covid-19

17/08/2022 20:07

Covid-19 đã thay đổi những quy chuẩn vốn có về công việc, chính vì vậy các công ty nên tạo ra một nền móng mới về môi trường làm việc theo xu hướng kết hợp.

Sáng 17/8, Diễn đàn Nhân sự RMIT - Deloitte 2022 với chủ đề "Kiến tạo tương lai công việc" đã được diễn ra với với mục tiêu dự đoán tương lai của môi trường làm việc sau đại dịch. Sự kiện được diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia trong ngành từ Đại học RMIT và Deloitte, hai tổ chức lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học và tư vấn.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Giáo sư Robert McClelland cho biết, đã hơn 2 năm kể từ ngày dịch bệnh Covid-19 bùng phát và tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch, từ mọi mặt của đời sống. Trong nhiều trường hợp, người lao động vẫn đến nơi làm việc, bất chấp bối cảnh của đại dịch. Trong tác động của đại dịch và hậu đại dịch, rất khó để chúng ta có thể dự đoán tương lai công việc sẽ ra sao, nơi làm việc sẽ có những thay đổi gì. 

Thách thức trong chuyển đổi số

Phát biểu về cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số trong các doanh nghiệp Việt Nam, ông Pankaj Rathi, chuyên gia về Chuyển đổi Số, Giám đốc Tư vấn Quốc gia tại Việt Nam, Giám đốc Cấp Cao Deloitte Consulting đã nhấn mạnh về ý nghĩa của chuyển đổi số trong duy trì thành công của doanh nghiệp về lâu dài. 

Khi làn sóng số hóa trong lĩnh vực kinh doanh tràn vào Việt Nam, ngày càng có nhiều tổ chức trong khu vực nỗ lực áp dụng công nghệ thông minh và công nghệ số để nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. 

Xu hướng thị trường - Kết hợp phương thức làm việc trực tiếp và từ xa sau đại dịch Covid-19

Ông Pankaj Rathi, chuyên gia về Chuyển đổi Số phát biểu tại Diễn đàn.

Ngoài ra, ông Pankaj Rathi cũng giới thiệu về 5 trụ cột cơ bản cho chuyển đổi số, từ đó đem lại lợi ích giúp doanh nghiệp phá vỡ những rào cản về hành vi và cơ cấu tổ chức, lập kế hoạch về lâu dài hơn thay vì việc chỉ tập trung vào một công nghệ trong một thời điểm, xây dựng nền tảng chắc chắn về sau này và đặc biệt là đạt được lợi ích kinh doanh lớn hơn.

Một loạt các chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác nhau cho thấy chuyển đổi số không phải là giải pháp mang tính cạnh tranh trên thị trường. Các tổ chức nên liên tục học hỏi thông qua việc đưa tới và đào tạo những tài năng mới, còn các nhà lãnh đạo tập trung vào việc xây dựng văn hóa về khả năng thích ứng và sự linh hoạt cho doanh nghiệp.

Tổ chức sẵn sàng cho chuyển đổi số

Theo ông Mark Teoh, chuyên gia về Chuyển đổi Tổ chức, Giám đốc Điều hành Deloitte Consulting, tổ chức và xã hội về bản chất là có mối quan hệ tương hỗ. Dẫu có những quan điểm khác nhau về mặt bản chất, nhưng các thay đổi nhanh chóng hiện nay trong môi trường kinh tế xã hội cho thấy chúng ta đang bước vào một sự thay đổi mạnh mẽ trong vài năm qua.

Việc số hóa nhanh chóng ở nhiều lĩnh vực khác nhau vừa là thách thức vừa là cơ hội cho các tổ chức tại Việt Nam. Covid-19 chính là động lực thúc đẩy các tổ chức mau chóng ứng dụng chuyển đổi số, nhưng chúng ta vẫn cần xem xét xem nên chuẩn bị đội ngũ lãnh đạo, cơ cấu tổ chức và lực lượng lao động như thế nào cho phù hợp.

Thêm vào đó, ông Mark Teoh bổ sung rằng mô hình làm việc kết hợp sẽ chiếm nhiều ưu thế, đây có thể là cơ hội giúp thu hút nhân tài tới từ nhiều khu vực. Mỗi cuộc khủng hoảng lại là một cơ hội để phát triển và thành công. Điều quan trọng là phải xây dựng nội lực để thích nghi với các thay đổi trước làn sóng số hóa.

Xu hướng thị trường - Kết hợp phương thức làm việc trực tiếp và từ xa sau đại dịch Covid-19 (Hình 2).

Ông Mark Teoh, chuyên gia về Chuyển đổi Tổ chức Giám đốc Điều hành Deloitte Consulting.

Đề cập đến thử thách khi kết hợp làm việc tại chỗ và làm việc từ xa, ông Mark nhấn mạnh đến vấn đề “kiệt sức” trong nhân sự. Bởi vì mọi người cảm thấy rằng ngày làm việc kéo dài hơn, công việc như không bao giờ kết thúc trong ngày khi làm việc tại nhà. Điều này mang lại những tác động lớn đến đời sống tinh thần không chỉ ở người trẻ mà ở tất cả các đối tượng ở mọi độ tuổi khác nhau. 

Hiện nay các công ty đã rất quan tâm đến vấn đề làm việc hiệu quả khi ở nhà của nhân viên. Trong đó, nhiều công ty công nghệ quan tâm đến vấn đề đời sống tinh thần của nhân viên cũng như hiệu suất khi họ làm việc ở nhà. 

Nói về xu hướng tổ chức doanh nghiệp trong tương lai, công việc sẽ phát triển theo hướng kết hợp, tuy nhiên sẽ còn phụ thuộc vào thời gian. Đồng thời cũng là sự khích lệ, ưu tiên của công ty đối với sự kết hợp giữa các lao động.

Từ làn sóng nghỉ việc ồ ạt tới đại tái lập

Bàn về tái lập công việc, lực lượng lao động, và nơi làm việc, ông Yun-Han Lee, chuyên gia Quản lý Nhân tài, Giám đốc Deloitte Consulting khu vực Đông Nam Á chia sẻ, Covid-19 đã đưa tới làn sóng nghỉ việc ồ ạt - các CEO coi việc thiếu hụt lao động và kĩ năng là vấn đề số một do bên ngoài đưa đến, được dự đoán là sẽ làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của họ. 

Khi tất cả chúng ta cùng vực dậy sau đại dịch, các doanh nghiệp có cơ hội để trở nên linh hoạt hơn, kiên cường hơn, bền vững hơn và tập trung vào mục tiêu lấy con người làm trung tâm. Bây giờ chính là lúc để chinh phục công nghệ, trao quyền cho nhân viên và tạo trải nghiệm tốt hơn cho họ, đồng thời vẫn đem tới những kết quả vượt trội cho khách hàng và các bên liên quan. 

Xu hướng thị trường - Kết hợp phương thức làm việc trực tiếp và từ xa sau đại dịch Covid-19 (Hình 3).

Ông Yun-Han Lee, chuyên gia Quản lý Nhân tài, Giám đốc Deloitte Consulting khu vực Đông Nam Á.

Hiện nay, phần lớn người lao động cảm thấy họ phải làm việc nhiều giờ hơn, với những số liệu từ khảo sát năm 2022, rất nhiều người lao động đang mong muốn thay đổi công việc của mình hoặc bỏ việc. Trong đó, đáng chú ý tỉ lệ phụ nữ rời khỏi công việc của mình cao hơn so với đàn ông, đây chính là sự phân hóa về giới. 

Chính vì vậy, thay vì bắt hoàn toàn nhân sự quay trở lại làm việc trực tiếp thì các nhà tuyển dụng nên xây dựng những chiến lược và chính sách kết hợp cả làm việc từ xa và làm việc trực tiếp. Tạo ra một hệ sinh thái riêng, diễn đàn riêng để người lao động đưa ý kiến riêng về việc phát triển môi trường làm việc của họ. 

Ông Yun-Han Lee nhấn mạnh rằng chúng ta nên xây dựng một nền móng mới dựa trên động lực đến từ những gì người lao động mong muốn ở nơi làm việc. Chung tay cùng người lao động xây dựng môi trường làm việc phát triển.

Bạn đang đọc bài viết "Kết hợp phương thức làm việc trực tiếp và từ xa sau đại dịch Covid-19" tại chuyên mục Kinh tế. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0937636383hoặc gửi về địa chỉ email (nhipsongdothi.vn@gmail.com).  
#hungthinh