shunshine group

Đèo Cả thông hầm - chưa thông nợ

30/07/2021 08:57

CTCP Đầu tư Hải Thạch BOT vừa đăng ký bán 25 triệu cổ phiếu HHV của CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả nhằm mục tiêu huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh từ ngày 20/5 đến ngày 18/6.

Được biết, Đầu tư Hải Thạch BOT hiện là cổ đông lớn nhất của Đèo Cả khi tháng 8/2020, tổ chức này đã nhận hơn 40 triệu cổ phiếu HHV để hoán đổi nợ và nâng sở hữu lên gần 132 triệu đơn vị - tương đương 49,29% vốn như hiện nay.

Nếu bán hết lượng cổ phiếu đăng ký, doanh nghiệp sẽ giảm lượng cổ phiếu nắm giữ tại Đèo Cả còn gần 107 triệu đơn vị.

Đèo Cả sẽ sẽ thực hiện việc phát hành tối đa 27,06 triệu cổ phần để hoán đổi các khoản nợ vay với tỷ lệ 10.000 đồng/1 cổ phần (nghĩa là 10.000 đồng nợ được hoán đổi thành 1 cổ phần mới). Sau quá trình phát hành, vốn điều lệ công ty sẽ tăng lên hơn 2.944 tỷ đồng. 2 chủ nợ sẽ tham gia đợt hoán đổi cổ phần của công ty gồm: CTCP Đầu tư hạ tầng Miền Bắc và CTCP Tập đoàn Đèo Cả.

Đại diện HHV cho biết, có kế hoạch đầu tư trực tiếp vào dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả và dự án Cao tốc Bắc Giang Lạng Sơn nên đã thực hiện phát hành riêng lẻ để hoán đổi nợ như trên.

Theo tìm hiểu, trong cơ cấu lãnh đạo của 2 doanh nghiệp trên, ông Trần Văn Thế, Phó Chủ tịch HĐQT Đèo Cả đồng thời giữ chức Ủy viên HĐQT của Đầu tư Hải Thạch BOT. Bên cạnh đó, ông Võ Thụy Linh, Ủy viên HĐQT Đèo Cả cũng là Tổng Giám đốc của Đầu tư Hải Thạch BOT.

Cũng liên quan đến giao dịch của cổ đông lớn, mới đây CTCP BOT Hưng Phát đăng ký bán toàn bộ 16,4 triệu cổ phiếu HHV - tương đương 6,13% vốn của Đèo Cả từ ngày 19/5 đến ngày 17/6. Nếu giao dịch thành công, BOT Hưng Phát sẽ không còn sở hữu cổ phiếu HHV đồng thời Đèo Cả sẽ chỉ còn hai cổ đông lớn gồm CTCP Đầu tư Hải Thạch BOT, CTCP Hạ tầng Miền Bắc (33%).

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HHV có thanh khoản thấp với khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên vỏn vẹn 1.200 đơn vị. Cổ phiếu đứng yên tại mức giá 20.000 đồng/cp trong 7 phiên giao dịch gần đây.

Doanh nghiệp đầu ngành nên nợ cùng "đầu ngành"

Về tình hình kinh doanh, trong năm 2020, Đèo Cả ghi nhận 1.170 tỷ đồng doanh thu - gấp 2,4 lần doanh thu đạt được năm 2019 trong đó doanh thu vận hành các trạm thu phí đạt 962 tỷ đồng - chiếm trên 82% tổng doanh thu. Doanh thu hoạt động bảo dưỡng hầm đạt 123 tỷ đồng, hoạt động xây lắp đạt hơn 60 tỷ đồng... Hoạt động thu phí cũng mang lại phần lớn lợi nhuận gộp cả năm cho công ty với khoảng 710 tỷ đồng.

Kết quả, Giao thông Đèo Cả báo lãi sau thuế hơn 182 tỷ đồng cả năm 2020 - tăng 17,5% so với năm trước đó trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 137 tỷ đồng.

Giá trị xây dựng dở dang đến 31/12/2020 đạt hơn 5.500 tỷ đồng - giảm hơn 7.700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm; đây là khoản giá trị xây dựng dở dang đối với Dự án Hầm Hải Vân trong khi dự án Đầu tư xây dựng công trình tuyến cao tốc Bắc Giang đã đi vào hoạt động - giảm giá trị xây dựng dở dang từ xấp xỉ 9.000 tỷ đồng hồi đầu năm về 0.

deo ca thong ham chua thong no

Tại báo cáo kiểm toán năm 2020, HHV ghi nhận khoản nợ hơn 25.000 tỷ đồng với gần 3.600 tỷ đồng nợ ngắn hạn và hơn 21.400 tỷ đồng nợ dài hạn. Trong khi đó, lượng tiền mặt và tương đương tiền của doanh nghiệp này chỉ vỏn vẹn gần 280 tỷ đồng.

Trước đó tại thời điểm 30/6/2021, tổng tài sản của DII đạt 30.599 tỷ đồng - tăng gần 2% so với hồi đầu năm trong đó chủ yếu là tài sản cố định và các công trình dở dang. Tổng giá trị nợ vay của DII cũng tăng hơn 250 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm lên mức 20.560 tỷ đồng trong đó nợ vay ngắn hạn tăng 433 tỷ đồng lên 570 tỷ đồng. Riêng nợ vay dài hạn ghi nhân hơn 20.000 tỷ đồng (khoản vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Hà Nội chiếm tỉ trọng 95% với hơn 19.000 tỷ đồng).

deo ca thong ham chua thong no
Khoản nợ khổng lồ của HHV bắt đầu xuất hiện sau khi doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc năm 2019

Ngày 26/4/2021 vừa qua, CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả - Hamadeco (DII - UpCOM: HHV) đã tổ chức ĐHCĐ năm 2021. Theo đó, công ty dự kiến doanh thu thuần đạt 1.285 tỷ đồng - tăng 7% so với năm 2020; lợi nhuận sau thuế ở mức 216 tỷ đồng - tăng 21,3%. Công ty dự kiến mức cổ tức 10%/vốn điều lệ và chưa cho biết hình thức thanh toán.

Hành trình tăng vốn thần tốc

Bức tranh tài sản của DII cho thấy, HHV là doanh nghiệp có qui mô lớn hàng đầu hiện nay trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng có cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán hiện nay. Tuy nhiên, quỷ mô và tốc độ tăng vốn của Đèo Cả đến nay vẫn khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.

Giao thông Đèo cả tiền thân là "Xưởng Thống Nhất" với nhiệm vụ phục vụ đại tu, sửa chữa các ô tô bị hư hỏng xuống cấp trong thời kì chiến tranh. Năm 2005, công ty đổi tên thành CTCP Quản lý và Khai thác Hầm đường bộ Hải Vân (Hamadeco).

Đến năm 2014, Hamadeco chuyển đổi sang hình thức CTCP, sau đó cổ phiếu HHV được giao dịch trên sàn UpCOM vào tháng 12/2015. Tại thời điểm này, vốn điều lệ của công ty mới ở mức 49 tỷ đồng và quy mô nguồn vốn cũng chỉ ở mức 120 tỷ đồng.

Đến đầu 2019, DII cũng chỉ được xem là doanh nghiệp qui mô nhỏ với mức vốn điều lệ 79 tỷ đồng và tổng nguồn vốn hoạt động là 360 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ trong một quảng thời gian ngắn, DII đã thay đổi lớn chỉ sau một vài quyết định của các ông chủ đứng sau.

deo ca thong ham chua thong no

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp

Tháng 7/2019, DII tổ chức cuộc họp ĐHCĐ bất thường lần 1 nhằm thông qua việc thay đổi tên công ty thành "CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả" đồng thời nhận chuyển nhượng cổ phần để đầu tư vào 5 dự án hạ tầng giao thông với tổng giá trị đầu tư 2.394 tỷ đồng.

Nhu cầu cấp thiết về vốn lúc đó khiến công ty quyết định phát hành riêng lẻ hơn 239,4 triệu cổ phiếu nhằm hoán đổi, cấn trừ công nợ với các chủ nợ. Tuy nhiên số cổ phần chào bán thành công chỉ đạt gần 219,1 triệu đơn vị. Theo đó, sau phát hành, vốn điều lệ tăng từ 79 tỷ đồng lên gần 2.270 tỷ đồng.

Cuối tháng 8, đầu tháng 9/2019, Giao thông Đèo Cả đã đầu tư vào 5 doanh nghiệp: CTCP Đầu tư Đèo Cả giá trị 1.117 tỷ đồng, CTCP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn với giá trị 788 tỷ đồng, CTCP Phước Tượng Phú Gia BOT giá trị 272 tỷ đồng, CTCP BOT Đèo Cả Khánh Hoà giá trị 122 tỷ đồng, CTCP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị với giá trị 94 tỷ đồng. Sau khi đầu tư, tổng tài sản của CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả tăng mạnh từ 360,4 tỷ đồng đầu năm lên 2.799 tỷ đồng cuối quý III/2019; nợ phải trả là 2.700 tỷ đồng.

Nhu cầu cấp thiết về vốn lúc đó khiến công ty quyết định phát hành riêng lẻ hơn 239,4 triệu cổ phiếu nhằm hoán đổi, cấn trừ công nợ với các chủ nợ. Tuy nhiên số cổ phần chào bán thành công chỉ đạt gần 219,1 triệu đơn vị. Theo đó, sau phát hành, vốn điều lệ tăng từ 79 tỷ đồng lên gần 2.270 tỷ đồng.

Tại ĐHCĐ bất thường diễn ra vào ngày 1/11/2019, cổ đông CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả đã thông qua phương án hoán đổi nợ thành cổ phần cho 5 đối tác đã chuyển nhượng, là CTCP Đầu tư Hải Thạch B.O.T (111,78 triệu cổ phần), CTCP Đầu tư Hạ tầng miền Bắc (88,23 triệu cổ phần), CTCP Tập đoàn Hải Thạch (12,2 triệu cổ phần), CTCP BOT Hưng Phát (16,4 triệu cổ phần) và CTCP Đầu tư thương mại Quốc tế Hà Thành (10,83 triệu cổ phần).

Theo đó, sau phát hành, vốn điều lệ tăng từ 79 tỷ đồng lên gần 2.270 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 của DII cũng cho thấy, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đến cuối năm 2019 đã tăng vọt từ 360 tỷ đồng lên mức trên 30.000 tỷ đồng. Riêng khoản nợ tăng từ 259 tỷ đồng lên trên 23.000 tỷ đồng vào cuối năm.

deo ca thong ham chua thong no
Hầm Đèo Cả (nguồn HHV)

Huy động vốn để "niêm yết cửa sau"?

Tại cuộc hợp ĐHCĐ thường niên tổ chức ngày 16/6/2020, cổ đông DII đã thông qua kế hoạch đầu tư 563 ty đồng vào CTCP Đầu tư Đèo Cả - doanh nghiệp làm dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả và 168 ty đồng vào CTCP BOT Bắc Giang Lạng Sơn - doanh nghiệp dự án Cao tốc Bắc Giang Lạng Sơn. Nguồn vốn thực hiện sẽ được huy động từ đợt phát hành hơn 40,3 triệu cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ với Công ty Đầu tư Hải Thạch BOT.

Ngoài ra, Đại hội cũng nhất trí với kế hoạch nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) với thời gian dự kiến niêm yết là tháng 6/2021.

Trong một lần trả lời báo giới về vcaau chuyện: "Việc hoán đổi cổ phần để tăng vốn gấp nhiều chục lần với biên độ hàng nghìn tỷ đồng khiến xuất hiện ý kiến CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả tăng vốn ảo và Đèo Cả Group đang thông qua doanh nghiệp này để tiến hành "niêm yết cửa sau"?", lãnh đạo Đèo Cả cho biết: "Chúng tôi đang triển khai tái cấu trúc toàn diện Tập đoàn Đèo Cả, trong đó sắp xếp, cơ cấu lại các hoạt động của tập đoàn theo 2 hướng chính: Hoạt động đầu tư tài chính vào các dự án hạ tầng giao thông và hoạt động sản xuất kinh doanh (thi công, tư vấn, quản lý vận hành…) trong đó các hoạt động đầu tư các dự án hạ tầng giao giao thông được hợp nhất vào CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả.

Bản chất của hoạt động đầu tư trên của CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả là tái cơ cấu sở hữu của Tập đoàn Đèo Cả. Các công ty được hoán đổi nợ thành cổ phần tại CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả cũng không phải là doanh nghiệp "ma", hay tăng vốn ảo, mà là các nhà đầu tư dự án hạ tầng giao thông uy tín đã hoạt động nhiều năm nay.

Cụ thể, CTCP Đầu tư Đèo Cả là chủ đầu tư dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả với tổng mức đầu tư hơn 26.000 tỷ đồng; CTCP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn là chủ đầu tư Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có vốn gần 12.200 tỷ đồng; CTCP Phước Tượng Phú Gia BOT là chủ đầu tư dự án Hầm xuyên đèo Phú Gia; CTCP BOT Đèo Cả Khánh Hoà phụ trách Dự án đầu tư mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1373+525 đến Km1392 và Km1405 đến Km1425 tỉnh Khánh Hòa; trong khi CTCP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị là chủ đầu tư dự án cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị có vốn hơn 8.700 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp dự án đầu tư hạ tầng giao thông chúng tôi chịu sự quản lý chặt chẽ về vốn chủ sở hữu thông qua việc kiểm tra, giám sát từ nhiều cơ quan, trong đó có ngân hàng cấp tín dụng, Kiểm toán Nhà nước nên việc tăng vốn ảo là không thể. Do vậy, tôi cho rằng, thông tin CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả vốn ảo hay niêm yết cửa sau, nếu có, là không hiểu bản chất vấn đề và hoàn toàn sai lệch với thực trạng hoạt động của Tập đoàn Đèo Cả.

Vinamilk (VNM) chốt ngày chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 11%

Với hơn 2,1 tỷ cổ phiếu VNM đang lưu hành, ước tính Vinamilk sẽ chi gần 2.300 tỷ đồng để trả cổ tức cho đợt ...

Thị trường rung lắc nhẹ đầu phiên, khối ngoại bán ròng cổ phiếu bluechips

Ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 19/5/2021, sắc đỏ đã chiếm ưu thế ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và điều này khiến ...

Lịch chốt quyền cổ tức bằng tiền của 17 doanh nghiệp: HPG, PLX, ADC, VSM, SDN, DNL

Thêm 17 doanh nghiệp trong đó có HPG, PLX, ADC, VSM, SDN, DNL, ,... vừa công bố lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền ...

Bạn đang đọc bài viết "Đèo Cả thông hầm - chưa thông nợ" tại chuyên mục Doanh nghiệp. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0937636383hoặc gửi về địa chỉ email (nhipsongdothi.vn@gmail.com).  
#hungthinh