shunshine group

Cẩn trọng chuỗi tăng trần của các cổ phiếu BLN, TGG

30/07/2021 08:57

Cổ phiếu TGG của CTCP Xây dựng và đầu tư Trường Giang (HOSE: TGG) vừa có chuỗi 11 phiên tăng trần liên tiếp bất chấp việc cổ phiếu này mới bị đưa vào diện kiểm soát để bảo vệ nhà đầu tư. Sau 11 phiên tăng tần, TGG tăng hơn gấp đôi - vượt mệnh giá, lên mức 11.750 đồng/cổ phiếu.

can trong chuoi tang tran cua cac co phieu bln tgg
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Kết phiên ngày 5/7/2021, cổ phiếu BLN của CTCP Vận tải và Dịch vụ Liên Ninh (UpCOM: BLN) đứng mức 6.500 đồng/cp sau 5 phiên liên tiếp và trần 7 phiên trong nửa tháng gần đây - tương đương mức tăng 195%. Tuy nhiên, thanh khoản của mã chủ yếu chỉ đạt 100 - 200 đơn vị mỗi phiên, thậm chí nhiều phiên không có giao dịch.

Doanh nghiệp vận tải xe buýt này thành lập từ năm 2011, tiền thân là Xí nghiệp xe buýt Liên Ninh trực thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội. Sau đó, Vận tải và Dịch vụ Liên Ninh trở thành công ty đại chúng từ năm 2016 sau khi đăng ký giao dịch 5 triệu cổ phiếu BLN trên sàn UPCoM với giá tham chiếu là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Từ khi lên sàn đến nay, cơ cấu cổ đông công ty không có nhiều biến động, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội là cổ đông lớn nhất nắm giữ 35%, tiếp đến là CTCP Đầu tư Phát triển Hồng Bàng 19,84% vốn và CTCP Parus giữ 16%.

Năm ngoái, công ty vận tải xe buýt ghi nhận doanh thu giảm 15% về mức 157 tỷ đồng do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hoạt động cung cấp dịch vụ xe buýt đem về 129,5 tỷ đồng - giảm 19,5% so với năm trước. Giá vốn hàng bán gần 142 tỷ đồng - mặc dù giảm 15% nhưng vẫn ở mức cao qua đó lợi nhuận của Vận tải và dịch vụ Liên Ninh giảm mạnh 87% về còn 281 triệu đồng.

can trong chuoi tang tran cua cac co phieu bln tgg

Kết quả kinh doanh của CTCP Vận tải và Dịch vụ Liên Ninh

Tính đến 31/12/2020, tổng tài sản tăng 54,2% lên 219,7 tỷ đồng - mức tăng này chủ yếu đến từ tài sản dài hạn (tăng 73% lên 154 tỷ đồng). Phần lớn tài sản dài hạn là phương tiện vận tải (139 tỷ đồng), còn lại là các tài sản cố định khác như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị…

Doanh nghiệp ghi nhận nợ phải trả tăng 87,5% lên hơn 165 tỷ đồng do các khoản nợ dài hạn tăng 88% lên 93 tỷ đồng trong đó khoản vay dài hạn đến từ Vietcombank – Chi nhánh Hà Nội là hơn 73 tỷ đồng - tăng hơn 47 tỷ đồng so với đầu năm. Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu là 256%; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 3,5 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển hơn 774 triệu đồng.

Trong năm 2021, công ty đặt kế hoạch doanh thu 202,1 tỷ đồng trong đó doanh thu dịch vụ xe buýt đạt 167,7 tỷ đồng - tăng 30% so với thực hiện năm trước. Chỉ tiêu lãi trước thuế đạt 938 triệu đồng - tăng 171,1% so với năm ngoái.

Tuy nhiên, doanh nghiệp đánh giá mục tiêu lợi nhuận khó thực hiện vì phải đối mặt với nguy cơ doanh thu hành khách thực hiện đạt 52% so với yêu cầu hợp đồng thầu do ảnh hưởng của Covid-19 và chính sách miễn phí xe buýt cho người lớn tuổi.

Cổ phiếu vào diện kiểm soát, TGG vẫn trần 11 phiên

Tương tự BLN, cổ phiếu TGG của CTCP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang (HOSE: TGG) vừa có chuỗi 11 phiên tăng trần liên tiếp bất chấp việc cổ phiếu này mới bị đưa vào diện kiểm soát để bảo vệ nhà đầu tư. Sau 11 phiên tăng tần, TGG tăng hơn gấp đôi - vượt mệnh giá, lên mức 11.750 đồng/cổ phiếu.

Cách đây hơn 1 tháng, ngày 31/5/2021, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã quyết định đưa cổ phiếu TGG vào diện kiểm soát để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.

Theo đó, bắt đầu từ ngày 7/6/2021, TGG bị hạn chế về thời gian giao dịch (chỉ được giao dịch vào phiên chiều).

Trên thị trường, TGG đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/5/2021 ở mức 5.310 đồng/cổ phiếu - tăng trưởng 450% so với thời điểm đầu năm 2021. Đáng chú ý, TGG tăng mà không có một thông tin tích cực nào hỗ trợ, kể cả kết quả kinh doanh. Thậm chí TGG đang ở tình trạng kinh doanh thua lỗ.

Năm 2020, công ty lỗ 44 tỷ đồng; kết quý I/2021 tiếp tục lỗ thêm 344 triệu đồng trong khi doanh thu cũng chỉ ghi nhận 34 triệu đồng.

Đưa ra lời giải trình về kết quả kinh doanh, phía công ty cho biết, nguyên nhân là trong quý xuất phát từ việc doanh thu hoạt động xây lắp và thi công chưa phát sinh cùng với ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Giá cả vật liệu xây dựng biến động mạnh, đặc biệt giá thép xây dựng phi mã cũng khiến TGG không thể phát sinh doanh thu thương mại.

Một thông tin liên quan, vào tháng 1/2021, kết quả kiểm tra của UBCKNN cho thấy bà Nguyễn Thị Thanh Hương đã thực hiện hành vi thao túng cổ phiếu TGG. Theo đó, bà Hương đã bị phạt 550 triệu đồng do việc dùng 19 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu TGG.

Quyết định phạt không nêu rõ khoảng thời gian và Hương thực hiện hành vi thao túng giá cổ phiếu TGG.

can trong chuoi tang tran cua cac co phieu bln tgg
TGG kinh doanh bết bát trong nhiều quý trở lại đây

Trở lại với diễn biến mới nhất, chỉ mấy phiên sau khi cổ phiếu bị đưa vào diện bị kiểm soát, ngày 21/6/2021 cổ phiếu TGG bắt đầu chuỗi tăng trần mới. Từ 21/6 đến nay 5/7/2021 cổ phiếu TGG đã 11 phiên tăng trần liên tiếp đưa thị giá từ mức 5.650 đồng/cổ phiếu lên 11.750 đồng/cổ phiếu – tương ứng tăng gấp đôi chỉ trong vòng nửa tháng.

Cổ phiếu TCB bị tự doanh CTCK bán mạnh trong phiên tăng cận trần

Khối tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục bán ròng với giá trị gần 257 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm về mốc 1.411 ...

Tin tức mua bán cổ phiếu tâm điểm ngày 6/7/2021: VIC, TCB, HNG, DTL, DGW, DBT

Những thông tin mua bán cổ phiếu tâm điểm như VIC, TCB, HNG, DTL, DGW, DBT,... được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán ...

Bạn đang đọc bài viết "Cẩn trọng chuỗi tăng trần của các cổ phiếu BLN, TGG" tại chuyên mục Doanh nghiệp. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0937636383hoặc gửi về địa chỉ email (nhipsongdothi.vn@gmail.com).  
#hungthinh